Trang

Monday, March 25, 2013

Nhân Tai- hậu quả của độc quyền lãnh đạo- đẻ ra những đề xuất không tưởng về tính khả thi, hoang tưởng về lý trí và bất chấp cả đạo lý

Đọc: Hoang tưởng quyền lực, (Thiền Lâm, RFA)
"Công tâm mà xét, Hoàng Hữu Phước và Phan Xuân Dũng – cả hai ông đã cống hiến cho nghị trường ViệtNammột tiền đề của chân không trí tuệ. "
"Còn hơn cường độ và liều lượng của công luận phản biện về bài viết của đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước, “quyền được bắn” của Bộ Công an đã gây một chất men phản ứng mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. "
"Một cách nào đó, có thể hiểu thái độ tự tin khi nêu ra đề xuất cũng chính là sự tự mãn và cả tự tôn của chủ thể kiến nghị. 
Trong xã hội ViệtNamđương đại, thái độ tự tôn như thế cũng đang diễn ra trong một vấn nạn mà người dân gọi là “kiêu binh”. 

Thích quyền lực và tận dụng cơ hội để giương cao ngọn cờ quyền lực, thái độ tự tôn này đã trở nên một hình ảnh quá thiếu ánh sáng trong bầu không khí xã hội đang chực chờ nhiều bóng đen xung đột. "

"Hoang tưởng quyền lực cũng đang được xem là một đặc trưng ghê gớm trong xã hội ngày nay. Không nhận ra hoặc kém ý thức về việc quyền lực không phải là một phạm trù vĩnh viễn, và cũng như mọi thể chế, nó có thể mất đi vào một ngày nào đó, “một bộ phận không nhỏ” vẫn cố gắng níu giữ quyền lực bằng mọi cách và bằng vào cả tâm thế hoang tưởng đang ngày càng bị tác động bởi sang chấn xen cài ngay trong nội tâm họ. "
Sau biểu hiện hoang tưởng tiền đề, sẽ còn những hoang tưởng phát triển nào khác với mức độ trầm trọng hơn? 
Và phải chăng hoang tưởng quyền lực là giai đoạn cuối của một thứ quyền lực thực chất là hoang tưởng?
(Thiền Lâm, Việt Nam 25-03-2013) Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/paranoid-power-tl-03252013101538.html

"Hiện về danh nghĩa chúng ta có hệ thống kiểm soát quyền lực, nhưng trên thực tế hệ thống kiểm soát này không thể kiểm soát được. Có thể ví đây là một cái thắng (phanh) lúc ăn lúc không, thậm chí có lúc chạy tuột luôn. Thử hỏi, các đồng chí ngồi trên xe máy không có thắng, liệu có dám chạy không? Vậy mà hiện nay con tàu ViệtNamvới tám mươi sáu triệu dân phải ngồi trên một hệ thống thắng không ăn, đang tuột dốc với tốc độ cao, cực kỳ nguy hiểm. Thắng không ăn đồng nghĩa với hệ thống kiểm soát quyền lực bị vô hiệu, đã dẫn đến hư hỏng không thể sửa được. Hãy thử nhìn ra các nước, chỉ với 30 năm họ đã là một nước công nghiệp hóa, dân chủ, tự do. Còn Việt Nam ta kể từ khi có Đảng đã hơn 80 năm, có chính quyền gần 70 năm và giải phóng cũng gần 40 năm mà vẫn lạc hậu. Điều đó có nghĩa là đường lối của Đảng không còn phù hợp nữa, phải thay đổi."
"“Nói Đảng nhưng thực chất là các vị trong Bộ Chính trị và một trăm bảy mươi mấy vị ủy viên Trung ương lãnh đạo đất nước và quyết định thể chế chính trị. Vậy bây giờ mấy vị này phải đề ra giải pháp đường lối đưa đất nước đi lên. Nếu không được là có tội với dân tộc. Nếu không được thì phải chấp nhận đa đảng”. Ông Lê Công Giàu nói.
 “Phải dứt khoát bỏ tất cả các cụm từ xã hội chủ nghĩa”Đó là một trong hai quan điểm khẳng định “dứt khoát” của ông Hồ Hiếu, nguyên cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, TP.HCM. Thứ nhất, tên nước không thể kèm theo ý thích của một số người theo chủ nghĩa này, không theo chủ nghĩa kia; hay là theo cái đạo này, bỏ cái đạo khác. Đó là chưa kể xã hội chủ nghĩa là chưa có thật, rất xa với và không biết bao giờ sẽ có. Đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa là người cộng sản đã lạm quyền. Đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cái tên do Bác Hồ khai sinh. Tên gọi “xã hội chủ nghĩa” như cái vòng kim cô. Vì cái vòng kim cô xã hội chủ nghĩa duy ý chí này nên nhà đất sai không sửa, giáo dục kém không sửa; rồi kéo theo hàng loạt chính sách không hoàn chỉnh mang tên xã hội chủ nghĩa: pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, y tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế… đã thị trường lại còn định hướng xã hội chủ nghĩa… Cái chữ “xã hội chủ nghĩa” đó chia rẽ dân tộc trong nước và nước ngoài, chia rẽ cộng đồng thế giới. Thứ hai, theo, ông Hồ Hiếu là “dứt khoát phải xóa hẳn đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Toàn dân là ai? Ai tên là “toàn dân”. Nhà nước quản lý mà trên là Đảng lãnh đạo thì đất đai là của Đảng, của Nhà nước mất rồi. Nhà nước quản lý nghĩa là muốn thu hồi là thu hồi, muốn cưỡng đoạt, định giá là cưỡng đoạt, định giá. Và như vậy thì vẫn xảy ra tình trạng như thời gian vừa qua, chính sách về ruộng đất và thực thi chính sách này không minh bạch, dẫn đến khiếu kiện đất đai kéo dài không dứt…"

Theo tờ The Economist, bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh số nợ công hơn 800 USD.
The Economist, một tờ báo uy tín ở Anh vừa cho hay nợ công của toàn cầu liên tục tăng mạnh. Trong đó, nợ công của Việt Nam ở mức trên 71,7 tỉ USD, tương đương 49,4% GDP. Cũng trong tuần qua, truyền thông xôn xao câu chuyện Cộng hòa Síp để nợ công lên tới trên 85% GDP, dẫn đến nhiều hệ lụy. Đây chính là bài học kinh nghiệm để nhìn lại nợ công Việt Nam.
Đa số các khoản vay được Việt Nam đầu tư vào
cơ sở hạ tầng nhưng việc đầu tư này lại quá dàn trải
dẫn đến thất thoát, lãng phí. Ảnh: HTD

“Cần có sự quan tâm, kiểm soát chặt chẽ ngay từ bây giờ về nợ công, tránh sự cố xảy ra như các nước châu Âu từng gặp phải” - PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, khuyến cáo.




SGTT.VN - Trong khi bộ Giao thông vận tải chưa có cách để gỡ vướng trong quy định phá dỡ tàu cũ, các chủ tàu vẫn buộc phải bán tàu để cắt lỗ. Dù giá tàu rẻ, thậm chí chỉ bằng giá sắt vụn nhưng doanh nghiệp phá dỡ tàu cũng không dám mua.

Đọc: Bộ trưởng Giáo dục không biết khi nào "yên tâm chất lượng đào tạo" 
SGTT.VN - Mặc dù chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi lại “Bao giờ đồng bào có thể yên tâm về chất lượng giáo dục đào tạo? đến 2016 là hết nhiệm kỳ của đồng chí rồi”, nhưng bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã không trả lời trực diện, trong phiên chất vấn của ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 22.3.

No comments:

Post a Comment