Trang

Wednesday, March 6, 2013

Nền GD đại học thời bát nháo



Chính sách giáo dục đang bị lợi dụng? (Dương Xuân Thành, vietnamnet, 6/3/2013)

"Từ chỗ yêu cầu hiệu trưởng, hiệu phó đại học phải là nhà giáo có trình độ tiến sĩ, có ít nhất 5 năm giảng dạy, đến việc bỏ tiêu chuẩn này như trong Luật GDĐH mới quy định, điều này là tốt hay hại cho GD?
Rõ ràng là chính sách ở tầm vĩ mô đã mở cửa cho giới doanh nhân ùa sang lĩnh vực GD. Ai cũng biết mở cửa thì đón được gió mát nhưng cũng chính là tạo điều kiện cho ruồi bọ bay vào nhà. Nếu giả dụ trong tương lai đa số các trường ĐH ngoài công lập sẽ bị các thương gia "bỏ túi" thì hiệp hội các ĐH ngoài công lập sẽ là một phần của thương trường hay vẫn ở lại với ngôi nhà GD?"
"đường lối chính sách dù có thay đổi, dù có đúng đến mấy cũng không giúp nhiều cho ngành GD nếu những người thực thi dù nhận thấy bất cập vẫn phải chờ mấy chục năm sau mới dám phát biểu quan điểm. Xây dựng một nền GD tiên tiến cần nhiều, rất nhiều con người có GD nhưng thế vẫn chưa đủ, còn cần ở họ lòng dũng cảm.

Giáo dục ĐH: Về tổng thể, ta vẫn đang đi xuống (GS Phùng Hồ Hải, tuoitre.vn, 5/3/2013)

"Trường đại học theo đúng nghĩa mà tiếng Anh gọi là University thì theo tôi, ta có không quá 10 trường đáng được gọi như vậy. Nếu nhìn lại lịch sử từ những năm 1970-1980, chúng ta cũng đã có từng đó trường thôi. Đội ngũ giảng viên, đồng thời là các nhà khoa học của những trường này chủ yếu được đào tạo ở nước ngoài. Do điều kiện kinh tế - xã hội, trong một giai đoạn dài họ không phát triển được hoạt động nghiên cứu. Cái mà họ có thể duy trì được là giảng dạy, và đó đã là một cố gắng lớn của họ rồi.
Bây giờ mới là lúc chúng ta có thể nghĩ đến việc xây dựng lại nền giáo dục đại học mà trong đó hoạt động nghiên cứu khoa học thực chất là yếu tố quyết định chất lượng. "
"trường đại học muốn mạnh thì điều đầu tiên là phải có thầy giỏi. Anh muốn trường đại học của anh ở tầm khu vực thì người thầy của anh phải đạt tầm khu vực. Nhưng để có thầy giỏi thì trước hết phải làm sao để thầy yên tâm nghiên cứu, giảng dạy. Nếu thầy còn phải loay hoay mưu sinh thì tôi nghĩ chẳng còn cách nào để vực nền giáo dục đại học lên được.
Thứ hai, trường đại học đúng theo nghĩa thì phải có nghiên cứu. Mà nếu muốn nghiên cứu, anh không thể dạy quá nhiều được. Nhà nước quy định tỉ lệ sinh viên/giảng viên là đúng. Nhưng vì tôi tuyển ít sinh viên mà anh cấp cho tôi ít tiền thì cũng vô nghĩa.
Tôi nghĩ đầu tư cho trường đại học theo số lượng sinh viên là cái vòng luẩn quẩn: anh bảo trường này là trường trọng điểm nhưng tiền anh lại đầu tư theo số sinh viên thì tôi không hiểu trọng điểm chỗ nào? Cuối cùng các thầy lại phải tìm dự án và rồi rất bận rộn vì phải viết báo cáo, làm đề án, bảo vệ đề án, nghiệm thu đề án... Để làm gì? Để hợp thức hóa thu nhập của mình. Cuối cùng tiền vẫn rót về, thầy vẫn được nhận từng ấy, nhưng phải giải trình để nhận được số tiền đó, thời gian giải trình hết cả năm học!"
"Lẽ ra chi cho lương, ràng buộc bằng trách nhiệm thì giờ đây lại quản lý mọi thứ bằng hợp đồng. Chúng tôi làm khoa học vậy mà phải ký không biết bao nhiêu cái gọi là “hợp đồng nghiên cứu”! "
"Bình thường đọc những bài giáo sư trẻ nọ kia tôi đã không cảm thấy thích, giờ chính mình lại bị làm “chim mồi” thì tất nhiên là không thể chịu được rồi. Báo chí tìm đến, nói thật là tôi thấy rất khó xử."


No comments:

Post a Comment