Trang

Tuesday, February 14, 2012

Greatest Love Story/Câu chuyện tình đẹp nhất

Pham Ngoc Canh and Ri Yong-hui walking in HanoiKhông có câu chuyện tình nào đẹp hơn câu chuyện về Phạm Ngọc Cảnh và Ri Yong-hui. Cầu chúc cho hai ông bà bách niên giai lão!

Trên trang nước ngoài:
Hình ảnh trên BBC: http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-17022823

Trên báo Việt nam:


Giáo dục Việt Nam, Thứ ba 14/02/2012
Yêu nhau từ thời trai trẻ, nhưng phải mất hơn 30 năm, ông Phạm Ngọc Cảnh cựu sinh viên Việt Nam tại Triều Tiên mới chính thức được kết hôn với bà Ri Yong-hui.
“Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao nước CHDCND Triều Tiên đã phê chuẩn kết hôn của Phạm Ngọc Cảnh, công dân Việt Nam với Ri Yong Hui, công dân Triều Tiên ngày 14-8-2002. Sau khi kết hôn, việc họ sống ở đâu là theo hi vọng của họ. Nếu cô Ri Yong Hui cư trú và sống ở Việt Nam thì cô ấy trở thành công dân Triều Tiên ở nước ngoài” - những dòng thông báo này của Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên gửi tới Bộ Ngoại giao Việt Nam chính là đoạn kết đẹp của một chuyện tình cảm động kéo dài suốt 31 năm.



Mối tình giữa chàng sinh viên và cô cán bộ
Năm 1967, Phạm Ngọc Cảnh vừa tròn 18 tuổi. Chàng trai trẻ được nhà nước tuyển chọn, đưa đi học ngành Cơ khí hóa chất tại Đại học Hóa học Công Nghiệp Hàm Hưng. Đây là một thành phố nằm ở phía Đông Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Sau 4 năm miệt mài đèn sách, năm 1971, chàng trai Việt Nam tới nhà máy Phân đạm Hưng Nam để thực tập. Nhà máy này cùng nằm ở thành phố Hàm Hưng, chỉ cách ngôi trường Cảnh học chừng 15km. Anh vào thực tập trong phân xưởng máy nén khí tại tầng 1.

Đám cưới ngọt ngào sau 31 năm chờ đợi.

Năm 1950, Ri Yong Hui khi đó mới 2 tuổi và người mẹ vẫn đang mang bầu cô em út thì người bố do lo sợ chiến tranh, đã bỏ rơi 2 mẹ con, lánh sang miền Nam. Ri Yong Hui đã lớn lên trong vòng tay của mẹ, tốt nghiệp PTTH, học lên đại học rồi trở về nhà máy Phân đạm Hưng Nam, làm ở Phòng phân tích trên tầng 2.

Một ngày kia, Ri Yong Hui bất chợt gặp một ánh mắt lạ nhìn trộm mình qua cửa sổ, cô quay ra và đó chính là Phạm Ngọc Cảnh. Từ ánh mắt nhìn đầu tiên ấy, dần dà “đóa dã quỳ Hàm Hưng” đã phải lòng chàng trai Việt, mở đầu cho thiên sử tình yêu mà chính họ cũng không ngờ rằng sẽ kéo dài cho mãi đến 31 năm sau. 
Hai người yêu nhau nhưng phải giấu vì pháp luật khi đó cấm, mà thậm chí ngay dư luận cũng không ủng hộ. Thành ra không mấy bạn bè cùng trường của Cảnh biết, chỉ có người mẹ của Ri Yong Hui, nhìn cô con gái rạng rỡ trong tình yêu mà đoán biết tất cả. 

Yêu nhau được 2 năm thì đến đầu năm 1973, Phạm Ngọc Cảnh đến hạn về nước. Những tháng ngày cuối cùng bên nhau, thời gian như cuống cuồng trôi, không cách gì níu lại được. Chàng xách va-li, trong lòng nặng trĩu bước chân lên con tàu liên vận, tàu chầm chậm chuyển bánh, dưới sân ga Bình Nhưỡng bóng “đóa dã quỳ Hàm Hưng” trông thật mỏng manh, chạy theo vẫy vẫy chiếc khăn xanh...là những hình ảnh khiến Cảnh không thể nào quên.


“Anh cứ về nước đi, nơi đây em mãi đợi”
Người yêu về nước khiến Ri Yong Hui thất tình ốm ròng cả tháng, thậm chí trong cơn tuyệt vọng cô đã tìm đến cái chết, song cũng một lần nữa người mẹ tảo tần lại kịp thời dang tay ra ôm lấy đứa con gái nhỏ, giữ lại cô với cuộc đời. 
Vài tháng sau, Ri Yong Hui bắt đầu nhận được những lá thư gửi từ Việt Nam sang của Phạm Ngọc Cảnh. Mà không phải gửi cho Ri Yong Hui mà gửi cho...mẹ cô, dưới cái tên giả, rất con gái- “Pơm Nốc Kiêng”. Vì thời thế, họ vẫn phải giữ kín mối tình của mình trong tim, hỏi nhau bằng những câu hết sức khô khan: “Đồng chí Ri Yong Hui lúc này có mạnh khỏe không”, “Chúc đồng chí luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”...hoặc ướt át lắm cũng là “Mùa đông năm nay, tuyết ở Hàm Hưng có đổ dày hơn không”?.
Đám cưới tổ chức lần 2
Chỉ thế thôi, nhưng những dòng chữ khô khan ấy chính là hơi thở đối với Ri Yong Hui. Cô giấu diếm, đọc đi đọc lại cả trăm lần rồi đem thư ra... đốt, bởi nếu để lộ mọi chuyện sẽ coi như chấm dứt hoàn toàn. Ngược lại, về phía mình, Cảnh nâng niu, giữ gìn tất cả những lá thư và kỷ vật mà người yêu gửi sang như những vật báu.

Năm 1978, Phạm Ngọc Cảnh được cử sang lại Triều Tiên để học thêm về sản xuất thuốc trừ cỏ trong thời hạn 3 tháng. Tình hình cũng không sáng sủa hơn, thậm chí Cảnh còn phải hóa trang để có thể gặp được Ri Yong Hui. Thời gian lại vụt trôi, thời hạn 3 tháng sắp hết, Phạm Ngọc Cảnh viết luôn một bức thư khẩn, nói rõ mọi chuyện trong đó, định bụng gửi lên vị đứng đầu Hội Liên hiệp Phụ nữ Triều Tiên lúc đó, mong tìm được lối thoát cho tình yêu.
Tuy nhiên Ri Yong Hui đã cản lại, bởi cô hiểu tình hình đất nước hơn Cảnh, đó vẫn chưa phải lúc. Cầm tay người yêu, cô nói nhỏ: “Anh cứ về nước đi, nơi đây em mãi vẫn đợi”- lời nguyện ước ấy như chất xúc tác, kích thích Cảnh quyết tâm tìm đủ mọi cách về sau, để lấy cho được Ri Yong Hui.

Những người em cùng cha khác mẹ biết tin từ Hàn Quốc sang VN sau đám cưới (ảnh em cùng cha khác mẹ).

Trở về nước, Cảnh hăng hái lao vào mọi hoạt động có liên quan đến đất nước, nhân dân Triều Tiên. Trước hết là các cuộc vận động, quyên góp ủng hộ nhân dân Triều Tiên: Đích thân anh đi vận động và cũng đích thân anh mang thẳng đến Đại sứ quán Triều Tiên tại Hà Nội. Dần dà, anh trở thành ủy viên thường trực Hội hữu nghị Việt- Triều. Bằng những hoạt động này, anh cảm thấy vẫn được gần gũi với tình yêu.
Nhưng ông trời cũng khéo thử thách lòng người, năm 1992 là thời điểm cuối cùng Phạm Ngọc Cảnh nhận được thư gửi từ Ri Yong Hui, sau đó bặt tăm. Anh đã xới tung đến mối quan hệ cuối cùng để tìm thông tin về người yêu, song tất cả đều bặt tăm, vô vọng.
Năm 1997, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm sang thăm nước bạn, Phạm Ngọc Cảnh biết tin vội viết thư cậy thẳng đến bác Cầm. Bác vui vẻ nhận lời giúp, và đã chuyển lời trong buổi làm việc với bạn. Một thời gian sau thông tin từ phía Đại sứ quán của bạn đưa lại là Ri Yong Hui đã đi lấy chồng.
Cảnh quyết không tin điều này, vì nếu như Ri Yong Hui muốn đi lấy chồng thì cô đã đi từ nhiều năm trước, chứ không phải đến giờ.
Lúc này, Cảnh đã chuyển từ Tổng cục hoá chất sang làm việc ở Sở TDTT Hà Nội, trong vai trò phiên dịch cho các huấn luyện viên taekwondo Triều Tiên và câu lạc bộ mô-tô, cốt cũng để biết thêm thông tin về người yêu. Đớn đau hơn, năm 2001, Cảnh còn nhận được tin báo là Ri Yong Hui đã...chết vì ốm từ 10 năm trước, mãi về sau bạn anh là Park Sang Kim (làm phiên dịch cho những đoàn cán bộ cấp cao của Triều Tiên khi sang thăm Việt Nam) đã tìm về thành phố Hàm Hưng và báo lại cho Cảnh tin mừng, người yêu anh vẫn mạnh khoẻ và một lòng chờ anh.
Phê chuẩn tình yêu
Phê chuẩn của Uỷ ban Thường vụ  kết hôn của Phạm Ngọc Cảnh, công dân Việt Nam với Ri Yong Hui.

Tình yêu lại được thổi thêm ngọn lửa sức mạnh, Cảnh tiếp tục chờ đợi. Và cuối cùng thời cơ đã đến, đó là vào tháng 5/2002, đoàn đại biểu cấp cao nước CHXHCN Việt Nam sang thăm nước CHDCND Triều Tiên, cùng đi có bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Di Niên.
Phạm Ngọc Cảnh suy nghĩ liền nhiều đêm, rồi quyết định viết một bức thư gửi lên các vị lãnh đạo trong đoàn nhờ can thiệp giúp chuyện tình cảm của mình. Trong chuyến thăm và làm việc tại Triều Tiên, chuyện của Cảnh đã được nhờ phía bạn quan tâm, giúp đỡ.

Một thời gian ngắn sau, đột nhiên một ngày Cảnh nhận được Phê chuẩn kết hôn của Uỷ ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao nước CHDCND Triều Tiên, cho phép anh lấy Ri Yong Hui (như trên).
Phạm Ngọc Cảnh lập tức chuẩn bị đồ lễ cưới hỏi, làm thủ tục và đến ngày 1/10/2002 anh đã có mặt ở Bình Nhưỡng. Vài ngày sau, Ri Yong Hui cũng lên đến nơi, hai người gặp nhau, đưa cuộc tình kéo dài 31 năm có hồi kết như chuyện cổ tích. Về Việt Nam, hai người tổ chức lễ cưới long trọng tại Nhà thi đấu Hà Nội vào ngày 13/12/2002, khi đó chàng rể trẻ đã 54 tuổi còn cô dâu mới vỏn vẹn...55 tuổi.
Chuyện tình của họ càng đẹp hơn, khi nhờ báo đài loan tin mà mấy người em cùng cha khác mẹ của Ri Yong Hui ở Hàn Quốc cũng biết tin và sang Hà Nội gặp được chị (nếu Ri Yong Hui còn ở Triều Tiên thì điều này là không thể).

Tôi đến nhà chú Phạm Ngọc Cảnh và cô Ri Yong Hui (tuổi tôi phải gọi là cô, chú) vào một ngày cuối đông, năm 2010. Một căn nhà tập thể khiêm nhường nằm ở khu Thành Công, chú Cảnh vừa về hưu nên có nhà, còn cô dù đã ngoài 60 tuổi, vẫn đi dạy thêm ở một Trung tâm tiếng Hàn Quốc ở khu Trung Yên.
Chú Cảnh cho biết cả 2 vợ chồng có trở về Triều Tiên hôm 9/11/2010, sau 8 năm kể từ ngày Ri Yong Hui đi lấy chồng. Vẫn đi bằng tàu liên vận, mất 44 tiếng đồng hồ để đến được Bắc Kinh, sau đó đợi 2 ngày rồi mới có tàu qua Bình Nhưỡng. 

Lần về thăm quê vợ này, Phạm Ngọc Cảnh chuẩn bị thật nhiều quà từ những chiếc đèn pin cho đến quần áo giày dép, vẫn như lúc vận động trong Hội hữu nghị Việt-Triều. Dù rằng do một số quy định của nước bạn, 2 vợ chồng chỉ được ở Bình Nhưỡng, song khỏi phải nói cô Ri Yong Hui đã vui đến như thế nào khi được về “nhà đẻ”.
Điều đáng nói là khi 2 vợ chồng đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên, một số cán bộ ở đây cho hay: vẫn có rất nhiều người ở thành phố Hàm Hưng thi thoảng hỏi thăm về Ri Yong Hui, về câu chuyện tình đẹp như trong chuyện cổ tích của họ.

Star-crossed lovers reunited after 30 years

January 17 2003 at 02:19pm 

By Kay Johnson

Hanoi - From the moment he glimpsed at the beautiful lab assistant in a factory outside Pyongyang three decades ago, Pham Ngoc Canh knew he was in love. He also knew his love was forbidden.
But the 23-year-old Vietnamese exchange student and 24-year-old North Korean girl defied the laws of their communist countries. They exchanged notes, met in secret, and were happy for 18 months. Both wept bitterly when Canh was sent home to Hanoi.
Now, after 30 years of smuggled love letters and dozens of appeals to Pyongyang, Canh has been reunited with his old sweetheart, Ri Yong-hui. The regime-crossed lovers were married last month in Hanoi after North Korea granted Ri a rare exit visa.
"She's still as beautiful today," says Canh, now 54, holding his new bride's hand in their living room in central Hanoi.
"I loved him so much, I could never forget," says Ri, 55. "We only had a few letters, but I couldn't think of anyone else all this time."
A tale of official deception, coded letters and dogged persistence, their love story has a happy ending - one of the few positive signs coming from Pyongyang as a nuclear-weapons crisis heats up on the Korean peninsula.
At one point, the North Korean embassy told Canh that Ri was married to another man. Another time, he was told she was dead. Still, he never gave up.
The couple fell in love in 1971 when Canh caught a glimpse of Ri at the factory he was temporarily assigned to in Hamhung, outside Pyongyang. He arranged to bump into her in the hallway and they chatted. On his last day there, he presented her with his photograph. She gave him her family's address.
But they had to meet furtively - Ri's family welcomed Canh, but their governments wouldn't have approved. Despite being staunch Cold War allies, both North Korea - and what was then North Vietnam - had strict taboos against relationships with foreigners.
When Canh's scholarship ended in 1973, they didn't dare to ask permission to marry. "I saw no chance at all," Canh says. "We cried and cried just thinking about leaving each other."
Ri would later attempt suicide in despair, and her mother was so shaken she agreed to help the couple correspond, finding another Vietnamese student to mail letters from Hanoi when he went home.
That started three decades of secret correspondence. Canh founded a Vietnamese-North Korean Friendship Association to find couriers for his letters. He volunteered to translate for sports delegations to North Korea to see Ri in 1978 and 1982.
But in 1992, when Canh visited with a tae kwan do delegation, he could not find her. And he decided then to begin an open campaign for reunification with his lost love.
First, he went to the North Korean embassy with 20 years' worth of yellowing letters to appeal for sympathy. But he had no luck - while Vietnam was opening up to the outside world, Kim Jong Il's xenophobic regime still forbade its citizens from fraternising with foreigners.
Ri's letters kept coming, but only once or twice a year. "We grow older, but our hearts and our love are still strong," she wrote in 1992.
Thanks to countless letters to his foreign ministry - and his ex-diplomat father's contacts - Canh finally persuaded Vietnam's President Tran Duc Luong to bring up the case in a state visit to Pyongyang in 2002.
The official appeal from one of Kim Jong Il's few allies apparently carried weight. Late last year, Canh finally got the news he'd been waiting for: Ri would get special permission to marry a foreigner and leave North Korea.
He flew to Pyongyang, held a hasty civil ceremony and they returned to Hanoi, where he is the coach of the city cycling team. A second ceremony was held December 13, with 700 family and friends in attendance.
Ri is now busy learning Vietnamese and adjusting to life outside the hermit regime, contending with the swarms of motorcycles, mobile phones and billboards that come from Vietnam's market reforms.
"Everyone has electricity here," she marvels. "When we met, Vietnam was much poorer than my country. Now it's the reverse."
Does Pyongyang's relenting - however tardy - point to the kind of flexibility that might resolve the latest political crisis? Canh thinks so, saying North Korea is gradually opening up.
Ri isn't so sure. "I'm grateful my government allowed me to marry my love," she says cautiously, then looks shyly at her husband. "But I think it was all due to his great efforts." - Sapa-DPA









No comments:

Post a Comment