Trang

Wednesday, February 15, 2012

16/2/1979- Trung Quốc đánh Việt Nam để lấy lòng tin của chính quyền Mỹ nhằm được đầu tư tài chính và công nghệ

TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SỸ VÀ ĐỒNG BÀO HY SINH TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979-1989:

Cuộc chiến với Trung Quốc vào năm 1979 đối với ta đã là một bất ngờ lớn, ít nhất là về thời điểm và quy mô. Cuộc chiến làm mỗi bên thiệt hại hàng vạn sinh mạng. Vì sau Trung quốc đánh ta? Theo bác Nguyễn Trọng Vĩnh lúc đó làm đại sứ ở Bắc kinh thì:
"Thời điểm lúc bấy giờ, Trung Quốc đem quân đánh chúng tôi ở miền Bắc với ý định của họ là đỡ đòn cho Pol Pot của Campuchia.Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau cộng sản nữa.[Họ muốn] cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ." (BBC, 16/2/2011, "Tướng Vĩnh nói về cuộc chiến biên giới")
Còn Đặng Tiểu Bình thì tuyên bố:
""Một là, mặt trận thống nhất chống bá quyền quốc tế đòi hỏi có sự chế tài cần thiết đối với Cuba phương đông (tên ông Đặng Tiểu Bình dùng để gọi Việt Nam)."Hai là, chúng ta cần phải xây dựng bốn hiện đại hóa. Chúng ta cần môi trường tương đối ổn định, đáng tin cậy. Để cho xét lại Liên Xô, Việt Nam ngày ngày ở phía bắc phía nam đe dọa chúng ta làm cho tinh thần không yên. liệu có được không?"Lý do thứ ba, là quân giải phóng nhân dân ba mươi năm nay không đánh trận."" (BBC, 16/2/2011, "32 năm chiến tranh biên giới Trung-Việt")
Cách đây 1 tuần, Perry Anderson, giáo sư sử học trường ĐH California, Los Angeles, có bài điểm 3 cuốn sách viết về Trung quốc, có những phần viết sâu về cuộc chiến xâm lược nước ta năm 1979:
  • Deng Xiaoping and the Transformation of China by Ezra Vogel
    Harvard, 876 pp, £29.95, September 2011, ISBN 978 0 674 05544 5
  • On China by Henry Kissinger
    Allen Lane, 586 pp, £30.00, May 2011, ISBN 978 1 84614 346 5
  • The Generalissimo: Chiang Kai-shek and the Struggle for Modern China by Jay Taylor
    Harvard, 736 pp, £14.95, April 2011, ISBN 978 0 674 06049 4
Ông đã đưa ra các quan điểm mới:
- Về quân sự, cuộc xâm lược Việt Nam, được Kissinger ca ngợi, là một thất bại thảm hại của Trung quốc. Thảm hại đến nỗi trong toàn tập trước tác Đặng tiểu Bình, các bài nói trong thời gian chiến sự đều bị loại bỏ (vì dối trá người dân TQ về chiến thắng ?).
- Về chính trị, thất bại hoàn toàn mục tiêu cứu chế độ Khmer Đỏ-Polpot. Sau phải giữ thể diện giúp vũ khí cho chúng qua Thái lan. Cả Mỹ cũng viện trợ cho Khmer Đỏ (thế nên bây giờ Tòa án quốc tế đang xét xử chúng kiểu gì?).
- Đặng phóng đại sự đe dọa của "tiểu bá" Việt Nam sẽ xâm lược Thái lan, mở lối cho Hồng quân (Liên xô) tràn xuống Đông Nam Á, cố gắng thuyết phục  rằng không đồng minh  nào của Mỹ kiên định, vững chãi hơn Trung quốc. Mục tiêu của Đặng là mong được Mỹ chấp nhận gia nhập vào hệ thống đế quốc của Mỹ, được tiếp cận Công nghệ và Tài chính để hiện đại hóa kinh tế TQ. Đây là lý do thực, không nói ra của Đặng!
Trong khi Mỹ còn đang đau vì thua trận ở Việt Nam thì cách tốt nhất để chiếm được lòng tin của Mỹ là xua quân đánh Việt Nam để trả thù hộ Mỹ! Dù cuộc chiến thất bại, nhưng nó mang lại cho Đặng điều quý (cho Trung quốc) hơn 6 vạn sinh mạng- đó là cái vé vào cửa Trật tự tư bản thế giới, giúp cho sự phát triển của Trung quốc mãi tới hôm nay.

Đọc: Sino-Americana · 9 February 2012

"How is this zenith of Sino-American collaboration, as Kissinger repeatedly calls it, to be judged? Militarily, it was a fiasco. Deng threw 11 Chinese armies or 450,000 troops, the size of the force that routed the US on the Yalu in 1950, against Vietnam, a country with a population a twentieth that of China. As the chief military historian of the campaign, Edward O’Dowd, has noted, ‘in the Korean War a similar-sized PLA force had moved further in 24 hours against a larger defending force than it moved in two weeks against fewer Vietnamese.’ So disastrous was the Chinese performance that all Deng’s wartime pep talks were expunged from his collected works, the commander of the air force excised any reference to the campaign from his memoirs, and it became effectively a taboo topic thereafter. Politically, as an attempt to force Vietnam out of Cambodia and restore Pol Pot to power, it was a complete failure. Deng, who regretted not having persisted with his onslaught on Vietnam, despite the thrashing his troops had endured, tried to save face by funnelling arms to Pol Pot through successive Thai military dictators.Joining him in helping the remnants of the world’s most genocidal regime continue to maul border regions of Cambodia adjoining Thailand, and to keep its seat in the UN, was the United States. Vogel, who mentions Pol Pot only to explain that despite his negative ‘reputation’, Deng saw him as the only man to resist the Vietnamese, banishes this delicate subject from his pages altogether. Kissinger has little trouble with it. No ‘sop to conscience’ could ‘change the reality that Washington provided material and diplomatic support to the “Cambodian resistance” in a manner that the administration must have known would benefit the Khmer Rouge’. Rightly so, for ‘American ideals had encountered the imperatives of geopolitical reality. It was not cynicism, even less hypocrisy, that forged this attitude: the Carter administration had to choose between strategic necessities and moral conviction. They decided that for their moral convictions to be implemented ultimately they needed first to prevail in the geopolitical struggle.’
The struggle in question was against the USSR. In these years, Deng continually berated his American interlocutors for insufficient hostility to Moscow, warning them that Vietnam wasn’t just ‘another Cuba’: it was planning to conquer Thailand, and open the gates of South-East Asia to the Red Army. The stridency of his fulminations against the Soviet menace rang like an Oriental version of the paranoia of the John Birch Society. Whether he actually believed what he was saying is less clear than its intended effect. He wanted to convince Washington that there could be no stauncher ally in the Cold War than the PRC under his command. Mao had seen his entente with Nixon as another Stalin-Hitler Pact – in the formulation of one of his generals – with Kissinger featuring as Ribbentrop: a tactical deal with one enemy to ward off dangers from another. Deng, however, sought more than this. His aim was strategic acceptance within the American imperial system, to gain access to the technology and capital needed for his drive to modernise the Chinese economy. This was the true, unspoken rationale for his assault on Vietnam. The US was still smarting from its defeat in Indochina. What better way of gaining its trust than offering it vengeance by proxy? The war misfired, but it bought something more valuable to Deng than the 60,000 lives it cost – China’s entry ticket to the world capitalist order, in which it would go on to flourish."

No comments:

Post a Comment