Trang

Tuesday, February 28, 2012

Trí thức hiện đại và Trách nhiệm lãnh đạo xã hội

Trong khi những tranh luận về TRÍ THỨC dịu lại, vì mọi điều cần nói thì đã được những tiếng nói khác nhau phát biểu, việc thiếu một định nghĩa được đồng thuận vẫn còn đó. Vậy hãy thử thiết lập các tiêu chí thế nào là một trí thức mà mọi người có quan điểm khác nhau đều có thể chấp nhận được. Định nghĩa đơn giản nhất thì theo tôi Trí thức phải là:
- Kẻ có học. Đã có học thì phải hành xử có đạo đức, theo luật pháp. Nghĩa là phải lương thiện.
- Phải có năng lực chuyên môn đủ để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
- Phải có ý thức cộng đồng hay trách nhiệm xã hội.

Vậy sự Phản-biện-xã-hội nằm trong chính Ý-thức-cộng-đồng hay Trách-nhiệm-xã-hội. Phản biện xã hội là một hành động. Mà hành động thì xuất phát từ ý thức, từ trách nhiệm tự thân. Vì thế Ý thức cộng đồng/trách nhiệm xã hội bao trùm hơn, và có thể diễn giải qua từng công việc cụ thể hàng ngày. Tỷ dụ như tùy thuộc vị trí mà làm tốt vai trò của cá nhân góp phần xây dựng tập thể, xa hơn là bảo vệ môi trường, là làm cho giao thông an toàn hơn,...cho đến những việc lớn như xây dựng lại nền tảng thiết chế xã hội như Hiến pháp, đường lối phát triển dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước,...Nhìn nhận như thế ta dễ thấy GS Ngô Bảo Châu đang thực hiện phản biện xã hội một cách thực tế, đồng thời cũng là cách anh trả ơn đất nước, bằng việc trực tiếp góp phần chấn hưng nền Toán học Việt Nam. Tất nhiên để làm được điều ấy, anh phải nhân nhượng nhất định với các thể chế chưa hoàn hảo của đất nước, và vì thế anh phải đối diện với những chỉ trích nhất định!

Ở các nước đã phát triển cái nhu cầu "phản biện xã hội" không ồn ào như ở ta, vì hệ thống chính trị của ta đang nẩy sinh quá nhiều tệ hại như chính nghị quyết TW4 đã dũng cảm chỉ rõ về những căn bệnh trong đội ngũ "tiên phong" lãnh đạo. Nhiều người đồng ý Tiên lãng là thí dụ điển hình, điểm xuất phát triển khai NQ TW4. Nhưng ý nghĩa quan trọng của vụ Hải phòng-Tiên lãng thực sự đã vượt quá nội dung nghị quyết TW4. Nó cho thấy không chỉ chất lượng nhân sự (cả năng lực và đạo đức) có vấn đề mà cả thể chế có nhiều vấn đề. Cụ thể là sự bất cập của chính Hiến pháp và pháp luật liên quan đến đất đai, sự vô hiệu lực của các thể chế dân cử như Hội đồng nhân dân, Đại biểu quốc hội, sự đồng lõa với chính quyền của hệ thống Tòa án, sự lạm dụng công cụ chuyên chính của Nhân dân (công an và quân đội). Vì thế chỉ một hành động chỉnh đốn nhân sự như mục tiêu NQ TW4 đề ra là chưa đủ để chỉnh đốn lại Dân tộc! Chúng ta cần chỉnh đốn lại chính các nền tảng xây dựng sự thống nhất quốc gia để đất nước được văn minh và giàu mạnh. Vì thế vai trò "Phản biện xã hội" hết sức cần thiết lúc này.

Nhưng các ý kiến đóng góp của Trí thức sẽ chỉ tạo nên sức mạnh cho Dân tộc khi họ được khuyến khích và được lắng nghe. Điều này đã có chưa ? Nếu bạn là người trong cuộc, nhìn vào những ý kiến đóng góp về cải cách giáo dục gần 10 năm qua, hay nhìn vào Nghị quyết 04-NQ/HNTW năm 1993 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 14/1/1993 cũng như Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 do Chính phủ ban hành ngày 2/11/2005 có nội dung về cơ bản tốt thế nào, rồi so sánh cái nội dung ấy đã được những người chịu trách nhiệm tại bộ GD&ĐT thực thi trên thực tế ra sao thì sẽ rõ vì sao hiện trạng chất lượng GD 20 năm qua càng ngày càng tồi tệ và hiện trạng nền giáo dục càng ngày càng lún vào khủng hoảng thê thảm! Đơn giản vì ý kiến có thể góp ý, thậm chí Nghị quyết có thể ra như hai thí dụ trên, nhưng những người có trách nhiệm không thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một phần chứ không phải toàn bộ. Kết quả là bạn được một nền GD ngày càng méo mó, trái hẳn với những mong muốn thiết kế từ các ý kiến, các nghị quyết đó. Bạn có thể tìm đọc thêm về đề nghị lập lại hàm giáo sư của Cố GS Bùi Trọng Liễu vào quãng những năm 1980 và so sánh với thực trạng phong hàm giáo sư nội địa hôm nay để rõ hơn một vấn đề cụ thể !

Vì thế tiến bộ dân tộc chỉ có thể có khi những người có đủ năng lực tư duy "phản biện xã hội" được tham gia trực tiếp thực thi các giải pháp xã hội của mình trên thực tế, chứ không phải nhờ qua bàn tay người khác để rồi ý tưởng bị méo mó, thậm chí bị làm ngược lại! Để kết lại bài viết này, xin trích lại bài viết ngắn của TS Nguyễn Thị Từ Huy về quan hệ Thày-Trò:

THẦY - TRÒ
« - Máu của trò quý giá hơn máu của ta nhiều ». 
Đấy là lời của một thầy giáo nói với một học sinh, lời của Hiệu trưởng trường Hogwarts nói với Harry Potter, ở tập 6 của bộ phim dài tập nổi tiếng Harry Potter, tập này có nhan đề là « Harry Potter và hoàng tử lai ». Vị phù thủy già Dumbledore tự cắt tay lấy máu của mình mở lối đi, để bảo vệ dòng máu của cậu học trò Harry Potter.
Và đến khi phải uống chất độc tự làm suy yếu bản thân để có thể lấy được Trường Sinh Linh Giá, Dumbledore cũng giành lấy cái quyền uống, tức là nhận nguy hiểm về mình. Đáp lại câu hỏi của Harry : « Sao không để con uống ? », ông nói : « Vì ta già hơn, tinh khôn hơn và không quý giá bằng con ».

Khi nói rằng máu mình không quý bằng máu của Harry, khi nói rằng bản thân mình không quý giá bằng Harry, ông thầy phù thủy vĩ đại nhất của mọi thời đại có tự hạ giá mình không ? Không. Trái lại, ông ấy tự nâng cao giá trị của mình lên, vì không những ông biết nhận ra giá trị của Harry, mà ông còn biết bảo vệ các giá trị đó. Harry là một kẻ mạnh trong số những phù thủy tốt. Harry là kẻ được chọn để đối đầu và tiêu diệt thủ lĩnh hắc ám. Harry cần được bảo vệ. Cách ứng xử của các nhân vật ở đây hoàn toàn tương ứng với triết lý của Nietzsche, người kêu gọi : « phải luôn luôn bảo vệ kẻ mạnh… » Phải bảo vệ kẻ mạnh là Harry thì giới phù thủy mới có cơ may tiêu diệt cái ác. Những người tốt phải mạnh thì thế giới mới có thể được xây dựng theo nguyên tắc của cái thiện, cái đẹp. Nếu người tốt suy yếu, nếu trong mỗi người, phần tốt yếu hơn phần xấu thì cái xấu cái ác sẽ thắng và thế giới sẽ được thiết lập theo nguyên tắc của cái xấu và cái ác. 

Vì thế mà phải bảo vệ kẻ mạnh, vì thế mà mỗi người phải bảo tồn phần mạnh mẽ trong chính mình để chống lại sự trỗi dậy của cái xấu và cái ác. 

Harry, khi được thầy mình nói cho rằng mình quý giá hơn ông ấy, liệu có trở nên kiêu ngạo không ? Không ! Bởi vì nếu ông thầy hiểu được giá trị của trò, thì trò cũng sẽ hiểu được giá trị của thầy, hiểu được tầm lớn lao, vĩ đại của « sự hiểu biết ». Ở đây, hành động của Dumbledore không phải là biểu hiện của đức tính khiêm nhường, mà chính là sự thấu hiểu, là khả năng đánh giá được giá trị và năng lực của người khác, cũng tức là tự đánh giá được giá trị và năng lực của mình. Dumbledore biết mình có thể làm gì và không thể làm gì, biết rằng dù được thừa nhận là phù thủy vĩ đại, ông không thể đánh bại Voldemort, điều mà Harry có thể làm được. Vì thế mà ông hy sinh để bảo vệ Harry, bảo vệ kẻ mạnh nhất của cộng đồng phù thủy tốt, cũng tức là bảo vệ tương lai của cái thiện, bảo vệ thế giới khỏi bị chiếm lĩnh bởi cái ác.

Chính ở ví dụ này ta thấy được tinh thần của thầy và trò trong quan niệm của người phương Tây, ta hiểu sức mạnh của người phương Tây được tạo ra từ đâu. Từ cái ý thức bảo vệ kẻ mạnh của họ, từ ý thức sử dụng kẻ mạnh của họ. Tinh thần này được khẳng định khắp nơi. Có thể chọn ngẫu nhiên bài phát biểu của Bill Gates tại lễ tốt nghiệp của Ðại Học Harvard năm 2007 . Trong bài đó Bill Gates đưa ra yêu cầu này : « Hãy cho tôi có một yêu cầu cho các Trưởng khoa và các vị giáo sư – các nhà lãnh đạo trí tuệ ở đây, tại Đại học Harvard: Khi vị tuyển chọn  giảng viên mới, bổ nhiệm chức vụ, xem xét lại chương trình giảng dạy, và xác định các yêu cầu của bằng cấp, xin hãy tự hỏi chính mình: Nên chăng những bộ óc tuyệt vời nhất của chúng ta được dành để giải quyết các vấn đề lớn nhất của chúng ta? » 

Ông ta yêu cầu rằng những bộ óc mạnh nhất, những bộ óc tuyệt vời nhất phải được dùng để giải quyết các vấn đề lớn nhất. Yêu cầu đó không nằm ngoài cái nguyên lý phải bảo vệ kẻ mạnh, phải sử dụng kẻ mạnh. (Kẻ mạnh hiểu theo nghĩa của Nietzsche : là kẻ có khả năng sáng tạo, có các giá trị để dâng hiến, chứ không phải là kẻ dẫm đạp lên người khác, buộc người khác khuất phục quyền uy của mình).

Trong thực tế, nhiều bộ óc mạnh, nhiều trí tuệ mạnh đã chỉ được sử dụng để giải quyết những việc rất nhỏ nhặt, đôi khi buộc phải dùng chỉ để giải quyết vấn đề mưu sinh cá nhân mà thôi. Lúc ấy không những sức mạnh của những bộ óc đó suy giảm, mà sự suy thoái sức mạnh của các bộ óc đó sẽ kéo theo sự suy thoái sức mạnh của cả cộng đồng. Phải hiểu một cách đầy đủ về điều này: cần bảo vệ kẻ mạnh, cần tạo điều kiện cho kẻ mạnh phát triển sức mạnh của mình. Ở nhiều nơi trên trái đất này, kẻ mạnh – kẻ mang thiên hướng thiện- vẫn đang bị hủy hoại ; sức mạnh đang bị hủy hoại, từng giờ từng ngày, mà người ta không ý thức được, không thấy xót xa và tiếc nuối.

Trở lại với thầy trò nhà Harry Potter để thấy mối quan hệ thầy trò có thể được thiết lập theo phương thức : Thầy không chỉ truyền dạy cho trò, mà còn đánh giá được các giá trị của trò. Khi cần thầy sẵn sàng thừa nhận sự vượt trội của trò, giúp trò ý thức được vai trò và các năng lực của mình. Và có những lúc thầy phải hy sinh để bảo vệ trò, nếu điều đó là cần thiết cho tương lai chung của cả cộng đồng. 
Nguyễn Thị Từ Huy

Nguồn: http://cafehocthuat.blogspot.com/2011/11/bai-viet-cua-ts-nguyen-thi-tu-huy-ve.html

Sunday, February 26, 2012

Bước phát triển mới của TPP và vai trò của Mỹ thúc đẩy cải cách kinh tế Việt Nam

Quyết định lên con tàu TPP, Việt Nam chỉ có một lựa chọn: Dám làm một người trưởng thành, văn minh, có nghị lực, có trách nhiệm trong một cộng đồng.
"Điều chúng tôi muốn đạt trong TPP, đó là tạo sân chơi công bằng. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng doanh nghiệp tư nhân và nhà nước cạnh tranh trên sân chơi công bằng, không thể doanh nghiệp nhà nước được lợi hơn chỉ vì họ là doanh nghiệp nhà nước. Và điều này liên quan đến các cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam" - ông Demetrios Marantis nói với báo giới tại Hà Nội sáng 24/2. Ông khẳng định TPP bao gồm các cam kết giúp Việt Nam cải cách nói chung, đạt tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực khiến cho Việt Nam "trở nên hấp dẫn hơn".(Vietnamnet.vn, 25/2/2012, "Mỹ muốn Việt Nam cải cách doanh nghiệp nhà nước")
Đọc thêm:
McKinsey: Việt Nam không tăng tốc cải cách sẽ tụt hậu xa
U.S.-Vietnam Trade Facts

Saturday, February 25, 2012

Tiên Lãng- sự tự do thông tin đang đến ngưỡng giới hạn được chấp nhận ?

Mặc cho mọi logic khách quan hay tiên đoán chủ quan, tình hình Tiên Lãng có vẻ đang thử thách giới hạn chịu đựng của nhà cầm quyền. Vì sao sự thể trở nên như thế và cái gì là dấu hiệu của những chuyển biến khó lường phía trước?

Ảnh Tptitoe,mensayhonviet,tongnguyenlong otofun.com, 25/2/2012  
Ảnh Tptitoe,mensayhonviet,tongnguyenlong otofun.com, 25/2/2012  
- Cái logic khách quan thật không khó hiểu với bất kỳ ai có ưu tư và nhạy cảm xã hội. Họ đều thấy đây có thể sẽ đánh dấu đột phá thời đại, dưới đại ngôn từ "đổi mới lần 2" hay mức độ nhỏ hơn "chỉnh đốn Đảng", cho quá trình chỉnh sửa đường lối, giải phóng trí tuệ và sức sáng tạo nhân dân, đưa đất nước hội nhập thế giới văn minh và vươn lên "sánh vai các cường quốc năm châu". Tình hình đất nước từ ngày "đổi mới" mở cửa cho một nền kinh tế Thị trường phát triển, nhưng lại chậm trễ trong việc xây dựng một thể chế Pháp quyền đầy đủ với sự độc lập của Tòa án, cũng như các thể chế cho phép Nhân dân trực tiếp tham gia vào quản trị xã hội như tự do báo chí, tự do bầu/ứng cử, tự do hội họp- mặc dù tất cả những điều này đều có trong Hiến pháp. Vì thế cái động lực Lợi ích của nền kinh tế thị trường được thả phanh tác oai tác quái. Sự cấu kết giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế thiếu sự giám sát của nhân dân và sự trừng trị của luật pháp vùa làm tha hóa những cán bộ quản lý, biến họ thành những ông Quan cộng sản, vừa tạo nên một xã hội thiếu công lý, cái ác thắng cái thiện, suy đồi đạo đức, theo đúng cái chân lý cha ông ta đã phát hiện "Thượng bất chính, hạ tắc loạn". Đây là bức tranh văn hóa ngày nay- nó cho thấy văn hóa là thực thể phát triển cùng thời đại chứ không phải là cái cố hữu bất biến mà nhà văn Nguyên Ngọc mong làm cái phanh xã hội kìm hãm sự lộng hành của cái ác!

- Những tiên đoán chủ quan xuất phát từ những đầu óc thực tế rằng sự thể chính quyền Tiên Lãng và Hải Phòng đã sai rồi. Nhưng khác với Thai bình 1997 khi đó nền chính trị còn "ngu trung" và còn nhiều lương tâm lãnh đạo, sự sửa sai là để đúng hơn với cái học thuyết còn được níu kéo giá trị, thời của "quyền lợi nhóm" hôm nay lãnh đạo các nấc là những cái chốt trong một hệ thống gắn kết quyền lợi chặt chẽ. Sự sửa sai vì thế là sự hy sinh có mặc cả và sẽ chỉ dừng lại ở các con tốt dưới cùng trực tiếp dính líu vào sự việc, còn các bậc "phụ mẫu" cấp thành phố- bộ óc tính toán, vạch định mọi kế hoạch hành động- sẽ khôn ngoan, bình an bước qua sóng gió, yên vị sau một vài thao tác an dân!

- Nhưng vì sao sự thể như thế. Rõ ràng sự dùng dằng chưa dứt việc xử lý sự kiện Cống Rộc chứng tỏ sự thể không chỉ dừng ở mức độ Hải Phòng, không phải Hải Phòng "cát cứ" như khi đầu ta suy nghĩ dựa trên cái logic  đơn giản. Hẳn phải có những vận động nội bộ, bất chấp lòng dân, cố gắng niú kéo sự toàn vẹn của hệ thống hiện có, làm cho sự việc kéo dài. Trong qua trình đó các cố gắng đối phó dư luận của lần lượt các nhân vật cụ thể làm phát lộ toàn bộ bản chất trí tuệ- quyền lực của toàn hệ thống chính trị Hải Phòng.

- Để khai lộ cái sự thật này của Hải Phòng, vai trò hàng đầu thuộc về các nhà báo chân chính- đặc biệt là nhà báo Nguyễn Quang Vinh (Q. Vinh), và sự cho phép công luận lên tiếng của một bộ phận quyền lực thực sự muốn giải quyết những vấn đề xã hội. Một tháng 20 ngày qua thực sự là một cuộc đấu trí vì Sự thật. Một phận nhỏ công luận, bao gồm các báo CAND và Công lý (!) và hệ thống truyền thông Hải Phòng được huy động trong một nỗ lực định hướng dư luận theo hướng bảo vệ chính quyền Tiên Lãng. Và dù cho TT Dũng phải kết luận sự thật sai trái thuộc về chính quyền Hải Phòng, những nỗ lực vận động ngược vẫn chưa dừng lại. Lần này họ không cố bám vào các giải thích sai trái luật pháp, họ dựa vào những nỗi sợ hãi của chế độ để dọa các đảng viên, họ muốn các lực lượng vũ trang tuân lệnh chính quyền bất biết đúng sai, che giấu sai trái để giữ thể diện của chính chế độ, họ dọa tác động chính trị, họ ám chỉ âm mưu phản động...


Chuyện thật như đùa: Nhân viên không lưu đánh nhau khi đang chỉ dẫn máy bay

Sự vô kỷ luật= tính chuyên nghiệp của ngành hàng không nước nhà!

12/3/2012: Nhân viên không lưu đánh nhau bị tước giấy phép hành nghề

Nhân viên không lưu đánh nhau khi đang chỉ dẫn máy bay

25/02/2012 08:04

(VTC News) - “Việc hai kiểm soát viên không lưu mâu thuẫn nhau và có sửng cồ với nhau trong kíp trực là có”, ông Đỗ Quang Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho biết.
Trước đó, chúng tôi có nhận được thông tin, vào khoảng 12h ngày 17/1/2012, tại Trung tâm Kiểm soát không lưu Đường dài - Tiếp cận Hồ Chí Minh (AACC-HCM), kiểm soát viên không lưu T.X.V, đã có xích mích với một nhân viên khác, và đập vỡ thiết bị điều khiển máy tính của kiểm soát viên không lưu tại vị trí điều hành chính thuộc phân khu 2.
Sự việc này đã khiến cho vị trí điều hành chính tại phân khu 2 bị vô hiệu hóa, công việc điều hành bay tại đây bị gián đoạn, có rất nhiều máy bay lúc đó “buộc” phải bay trong trạng thái không có sự chỉ dẫn, theo dõi và giám sát của hệ thống kiểm soát không lưu.

Sunday, February 19, 2012

Nguyễn Văn Thành- bí thư HP công khai nói ngược kết luận của TT Dũng

24/2/2012 Chưa bao giờ nhân dân được thưởng thức các cung bậc của sự vô liêm sỷ:  dối trá, tráo trở, độc ác, điên cuồng của các CÔNG BỘC thể hiện giữa thanh thiên bạch nhật  như thế này:
Nguyencuvinh- blog công bố video phát biểu của tên Thành hôm 17/2- bằng chứng hết chối cãi về sự gian trá có tổ chức của bè đảng Hải phòng:
23/2/2012 Chủ nhiệm câu lạc bộ Bạch Đằng Trần văn Thức dối trá, bao che cho tên Thành: 'Bí thư Thành ủy Hải Phòng không nói trái kết luận của Thủ tướng'
22/2/2012 Ý kiến thứ trưởng Công an: Sẽ xử lý theo đúng kết luận của Thủ tướng
21/2/2012 Ý kiến nguyên Chủ tich Lê Đức Anh: Bí thư Hải Phòng phát ngôn trái kết luận Thủ tướng: Trung ương cần có ý kiến

Thật không ngờ vụ Tiên Lãng lại trở thành tấn bi hài kịch đến thế này. Ai cũng nghĩ với kết luận của TT Dũng ngày 10/2/2012 mọi việc sẽ kết thúc- dù có giằng co- theo hướng công lý được thực hiện. Vì thế khi lãnh đạo HP ra quyết định tạm đình chỉ Hiền, Khanh, Liêm, 15 ngày thì dù có gợn chút khó hiểu, niềm tin trước sau đến ngày 29/2 chúng nó cũng bị mất chức vẫn còn chiếm chủ đạo trong dư luận.

Do sự nhùng nhằng khó xử của HP, kiểu dân sai thì đi tù, còn quan sai thì chỉ "kiểm điểm, rút kinh nghiệm", nhà văn Nguyễn Quang Vinh sáng nay đã viết một thư ngỏ gửi ủy viên BCH TƯ đảng Nguyễn văn Thành, nhắc Thành lời thề Công-An "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" để lấy lại dũng khí mà dám tự xử lũ đàn em: VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 16: THƯ GỬI TRUNG ƯƠNG ỦY VIÊN NGUYỄN VĂN THÀNH. Không ngờ chỉ vài giờ sau anh đưa tin này lên blog "BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG ĐANG ĐÙA VỚI AI?".
"Trong buổi nói chuyện với hội viên CLB Bạch Đằng từ (từ 8h đến 8h 45 ngày 17 tháng 2 năm 2012) của đ/c Nguyễn Văn Thành UVTW Đảng- Bí Thư Thành ủy- CT/HĐND Thành phố: “xung quanh” Vụ việc Tiên Lãng”. Chúng tôi chờ đợi- hy vọng sự nghiêm túc tự phê bình của lành đạo Thành phố; Nhưng không ngờ- vô cùng ngạc nhiên đ/c Thành không hề nêu sai sót nào của thành ủy- chính quyền- Cơ quan liên quan của thành phố Hải Phòng!?. Có những trình bày trái với kết luận của thủ tướng như: ” Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an-bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; Có bậc lão thành nói không chuẩn; Ông Vươn xây nhà không có trong quy hoạch- trốn nợ thuế- không có tí công tích gì-trong khí đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ này để ngưng trệ sản xuất”!!!" "...
"Kết thúc buổi nói chuyện, một hội viên (cụt tay- có thể là thương binh) lên bục  nói ngắn gọn: “Đ/c Bí thư Thành ủy nói sai về sự thật, trái với kết luận của Thủ Tướng, đ/c ấy đã coi thường tất cả chúng ta. Tôi là một Đảng viên kiến nghị Bộ Chính Trị cách chức đ/c ấy!!”. Mọi người hoan nghênh ý kiến trên!." (Trích Báo cáo-Kiến nghị ngày 18/2/2012 của các đảng viên Nguyễn Cục, Nguyễn Viết Phúc và Lê Văn Thinh)
Cu Vinh ơi,  Thành-bí-thư không đùa đâu, chẳng đùa với ai hết! Thành ủy HP có sức mạnh của mình, có quyền nói điều mà họ cho là đúng, dù điều đấy nhân dân và cả TT Dũng nghĩ là không đúng. Đơn giản vậy thôi!

Cuộc đấu TRÍ LỰC ban đầu là giữa Nhân dân (Công luận) và Chính quyền Tiên Lãng + một bộ phận nhân sự HP (đại Ca, Thoại) + báo CAND và các báo đài HP, Tiên lãng từ 5/1 đến 9/1. Từ 10/2 phe Nhân dân được gia tăng sức mạnh nhờ được TT Dũng ủng hộ. Nhưng từ nay, với phát biểu của Thành bí thư trong khoảng thời gian 8h-8h45 ngày 17/2, thì tướng của phe Chính quyền Hải phòng đã xuất đầu lộ diện! Và bây giờ cũng đã rõ ai là kẻ bật đèn xanh cho đàn em táng tận lương tâm đập phá lều và bàn thờ, vứt di ảnh cha đẻ anh Vươn xuống đầm chiều hôm 17/2 vừa qua (Cu Vinh - blog, 18/2: "TIN NÓNG: CHÚNG NÓ PHÁ NÁT LỀU Ở TẠM VÀ BÀN THỜ TẠI NỀN NHÀ ANH VƯƠN")!

Vậy là sau khi phe Nhân dân có được Nguyên soái thì phe Đảng HP đã xuất tướng Nguyễn Văn Thành. Còn những ai nữa cũng đang nghĩ như Thành ủy Hải phòng? Thế cuộc về sau thế nào, chờ 12 ngày nữa sẽ rõ!

Tin chi tiết trên Tiền Phong 20/2/2012:Bí thư Hải Phòng bị tố thông tin trái kết luận của Thủ Tướng
Tuanvietnam, 20/2/2012: Tướng Thước kiến nghị Thủ tướng về Tiên Lãng giám sát công việc

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 17: BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG ĐANG ĐÙA VỚI AI?


Friday, February 17, 2012

Những phân tích đáng đọc về vụ Tiên Lãng 18/2/2012

20/2/2012 Câu chuyện kiên cường lấn biển của những người dân Tiên Lãng "Những người quai đê lấn biển ở Tiên Lãng "


18/2/2012: Tin hôm nay bắt đầu bằng một sự kiện nghiêm trọng: Lợi dụng lúc các chị vợ anh Vươn và anh Quý đi vắng, kẻ xấu phá lều, đập bàn thờ và vứt di ảnh thờ của gia đình anh Vươn (lần thứ 2 sau lần đầu hôm 5/1). Đây là một sự thách thức nghiêm trọng dư luận, chính quyền trung ương cũng như chính TT Dũng. (Blog- nguyencuvinh "CHÚNG NÓ PHÁ NÁT LỀU Ở TẠM VÀ BÀN THỜ TẠI NỀN NHÀ ANH VƯƠN").
Báo Dân Việt tìm bằng chứng chủ tịch UBND HP phê duyệt đề nghị cưỡng chế của Tiên lãng: "ngày 4.8.2011, tại Hội nghị giao ban lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng đã xem xét báo cáo của UBND huyện Tiên Lãng về việc cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn và ông Luân.
Tại hội nghị này, sau khi nghe phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố, ông Dương Anh Điền – Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đã có kết luận, đồng ý về chủ trương đề nghị UBND của huyện Tiên Lãng." (Mạnh Thắng, danviet 18/2, "UBND TP. Hải Phòng đã cho phép cưỡng chế tại Tiên Lãng").
Báo thời báo kinh tế Sài Gòn: TS Vũ Quang Việt, "Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân”"
Tuần Việt Nam: Vũ cao Phan, "Tiên Lãng: Những điều không thể không nghĩ"
Báo Phụ nữ today, tất nhiên rồi, khai thác chuyện gia đình anh Vươn. Nhưng đây thực sự là một câu chuyện tình cảm động của một người đàn ông chân chính  "Chuyện tình của vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn (I)" và "Chuyện tình của vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn (II)"

17/2/2012: Bắt đầu từ hôm 14/2 có những chuyển biến tích cực về vụ Tiên Lãng. Thứ nhất việc Tòa án nhân dan tối cao quyết định hủy các bán án trước đó của HP (Toà hủy 2 quyết định liên quan đến ông Vươn), thứ hai CA Hải phòng vào cuộc vụ án oan cưỡng chế 70ha đầm của ông Lê Đình Thảo ("Công an vào cuộc điều tra một vụ cưỡng chế khác ở Tiên Lãng"). Nhưng tuần này cũng chứng kiến các bài viết buộc tội anh Vươn, mà điển hình là bài trên Đại-đoàn-kết của Mặt trận TQ VN hôm 15/2 (Ông Đoàn Văn Vươn đã sai phạm như thế nào?]).
Trong những bài viết vài ngày qua, có những bài phân tích thật tốt các góc nhìn khác nhau về vụ này trên cả báo chính thống và blog:
Báo Dân trí: Ông Phạm Thế Duyệt: “Không thể chỉ đẩy chính quyền ra để chịu trận” 
Tuần Việt Nam: "Chỉnh đốn Đảng từ khâu tổ chức cán bộ"
Tiếng nói VN: Trần Nhật Thi-"Từ vụ án Nông trường Sông Hậu và vụ Tiên Lãng: Hãy xử sự vì lợi ích xã hội"
Dân Luận: Nguyễn Minh Tuấn - Con hát mẹ khen hay và thông điệp cần vượt lên chính mình
                  Huỳnh Ngọc Chênh - Từ Tiên Lãng nghĩ về sự bất trị của nhà nước đức trị
Văn hóa Nghệ An: Hoàng Xuân Phú- Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng 
Blog- Cu Vinh: Nhà văn/nhà báo Nguyễn Quang Vinh đề nghị thủ tướng về tiếp xúc dân Tiên Lãng và sớm truy tố nhiều tội danh hàng loạt nhân sự chính quyền và Đảng Hải phòng, bao gồm cả Chủ tịch và Bí thư thành ủy: "BỘ CÔNG AN HÃY GỬI THÔNG ĐIỆP NIỀM TIN ĐẾN NHÂN DÂN BẰNG VIỆC KHỞI TỐ NGAY VỤ TIÊN LÃNG"

Wednesday, February 15, 2012

16/2/1979- Trung Quốc đánh Việt Nam để lấy lòng tin của chính quyền Mỹ nhằm được đầu tư tài chính và công nghệ

TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SỸ VÀ ĐỒNG BÀO HY SINH TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979-1989:

Cuộc chiến với Trung Quốc vào năm 1979 đối với ta đã là một bất ngờ lớn, ít nhất là về thời điểm và quy mô. Cuộc chiến làm mỗi bên thiệt hại hàng vạn sinh mạng. Vì sau Trung quốc đánh ta? Theo bác Nguyễn Trọng Vĩnh lúc đó làm đại sứ ở Bắc kinh thì:
"Thời điểm lúc bấy giờ, Trung Quốc đem quân đánh chúng tôi ở miền Bắc với ý định của họ là đỡ đòn cho Pol Pot của Campuchia.Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau cộng sản nữa.[Họ muốn] cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ." (BBC, 16/2/2011, "Tướng Vĩnh nói về cuộc chiến biên giới")
Còn Đặng Tiểu Bình thì tuyên bố:
""Một là, mặt trận thống nhất chống bá quyền quốc tế đòi hỏi có sự chế tài cần thiết đối với Cuba phương đông (tên ông Đặng Tiểu Bình dùng để gọi Việt Nam)."Hai là, chúng ta cần phải xây dựng bốn hiện đại hóa. Chúng ta cần môi trường tương đối ổn định, đáng tin cậy. Để cho xét lại Liên Xô, Việt Nam ngày ngày ở phía bắc phía nam đe dọa chúng ta làm cho tinh thần không yên. liệu có được không?"Lý do thứ ba, là quân giải phóng nhân dân ba mươi năm nay không đánh trận."" (BBC, 16/2/2011, "32 năm chiến tranh biên giới Trung-Việt")
Cách đây 1 tuần, Perry Anderson, giáo sư sử học trường ĐH California, Los Angeles, có bài điểm 3 cuốn sách viết về Trung quốc, có những phần viết sâu về cuộc chiến xâm lược nước ta năm 1979:
  • Deng Xiaoping and the Transformation of China by Ezra Vogel
    Harvard, 876 pp, £29.95, September 2011, ISBN 978 0 674 05544 5
  • On China by Henry Kissinger
    Allen Lane, 586 pp, £30.00, May 2011, ISBN 978 1 84614 346 5
  • The Generalissimo: Chiang Kai-shek and the Struggle for Modern China by Jay Taylor
    Harvard, 736 pp, £14.95, April 2011, ISBN 978 0 674 06049 4
Ông đã đưa ra các quan điểm mới:
- Về quân sự, cuộc xâm lược Việt Nam, được Kissinger ca ngợi, là một thất bại thảm hại của Trung quốc. Thảm hại đến nỗi trong toàn tập trước tác Đặng tiểu Bình, các bài nói trong thời gian chiến sự đều bị loại bỏ (vì dối trá người dân TQ về chiến thắng ?).
- Về chính trị, thất bại hoàn toàn mục tiêu cứu chế độ Khmer Đỏ-Polpot. Sau phải giữ thể diện giúp vũ khí cho chúng qua Thái lan. Cả Mỹ cũng viện trợ cho Khmer Đỏ (thế nên bây giờ Tòa án quốc tế đang xét xử chúng kiểu gì?).
- Đặng phóng đại sự đe dọa của "tiểu bá" Việt Nam sẽ xâm lược Thái lan, mở lối cho Hồng quân (Liên xô) tràn xuống Đông Nam Á, cố gắng thuyết phục  rằng không đồng minh  nào của Mỹ kiên định, vững chãi hơn Trung quốc. Mục tiêu của Đặng là mong được Mỹ chấp nhận gia nhập vào hệ thống đế quốc của Mỹ, được tiếp cận Công nghệ và Tài chính để hiện đại hóa kinh tế TQ. Đây là lý do thực, không nói ra của Đặng!
Trong khi Mỹ còn đang đau vì thua trận ở Việt Nam thì cách tốt nhất để chiếm được lòng tin của Mỹ là xua quân đánh Việt Nam để trả thù hộ Mỹ! Dù cuộc chiến thất bại, nhưng nó mang lại cho Đặng điều quý (cho Trung quốc) hơn 6 vạn sinh mạng- đó là cái vé vào cửa Trật tự tư bản thế giới, giúp cho sự phát triển của Trung quốc mãi tới hôm nay.

Đọc: Sino-Americana · 9 February 2012

Tuesday, February 14, 2012

Greatest Love Story/Câu chuyện tình đẹp nhất

Pham Ngoc Canh and Ri Yong-hui walking in HanoiKhông có câu chuyện tình nào đẹp hơn câu chuyện về Phạm Ngọc Cảnh và Ri Yong-hui. Cầu chúc cho hai ông bà bách niên giai lão!

Trên trang nước ngoài:
Hình ảnh trên BBC: http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-17022823

Trên báo Việt nam:


Giáo dục Việt Nam, Thứ ba 14/02/2012
Yêu nhau từ thời trai trẻ, nhưng phải mất hơn 30 năm, ông Phạm Ngọc Cảnh cựu sinh viên Việt Nam tại Triều Tiên mới chính thức được kết hôn với bà Ri Yong-hui.
“Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao nước CHDCND Triều Tiên đã phê chuẩn kết hôn của Phạm Ngọc Cảnh, công dân Việt Nam với Ri Yong Hui, công dân Triều Tiên ngày 14-8-2002. Sau khi kết hôn, việc họ sống ở đâu là theo hi vọng của họ. Nếu cô Ri Yong Hui cư trú và sống ở Việt Nam thì cô ấy trở thành công dân Triều Tiên ở nước ngoài” - những dòng thông báo này của Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên gửi tới Bộ Ngoại giao Việt Nam chính là đoạn kết đẹp của một chuyện tình cảm động kéo dài suốt 31 năm.

Saturday, February 11, 2012

Đọc "Muốn hay không muốn" và "Thầy - trò. Máu của trò quí giá hơn máu của ta": Nỗi cô đơn của Nguyễn Thị Từ Huy

Đọc "Muốn hay không muốn " của Nguyễn Thị Từ Huy từ mấy ngày nay trên Văn hóa Nghệ An. Muốn viết mấy dòng nhưng không thể dứt ra khỏi cuộc đấu trí lực Cống Rộc  giữa Công luận và chính quyền Tiên Lãng-Hải phòng. Đoàn Văn Vươn thật xứng là bậc Đại-Trượng-Phu, như câu "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu". Từ Huy theo dõi vụ Tiên Lãng, nhưng tâm trí chị bị choán hết bởi hiện tình thê thảm của cái giới được gọi là trí thức, mà đáng lẽ với đạo đức truyền thống phải "Sĩ khả sát, bất khả nhục". Từ Huy nhìn thấy cái nguồn gốc bạc nhược "bần cùng hóa tinh thần" từ chính sách bần cùng hóa vật chất đang đẩy các nhà giáo vào thế "đói đầu gối phải bò", lụy cơm áo gạo tiền rồi dần phong hóa, và cả tha hóa-biến chất.
"Sự (tự) bần cùng hóa về tinh thần, về đời sống trí tuệ đã khiến cho đa phần giới lao động trí óc Việt Nam hiện nay mất dần các phẩm chất tư duy, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn hẹp của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ nhân tính !(Nguyễn Thị Từ Huy, vanhoanghean.com, 2012) 
Rồi chị nhấn mạnh:
"Mong muốn là điểm khởi đầu giúp ta nhận ra rằng thực ra trong mỗi người đều có một nguồn năng lượng rất lớn. Cần phải để cho nguồn năng lượng đó được giải phóng để biến thành sức mạnh; giải phóng khỏi nỗi sợ hãi, khỏi những định kiến, khỏi sự ràng buộc và hạn hẹp trong nhận thức."
Ảnh: http://cafehocthuat.blogspot.com
Mong muốn của chị có duy ý chí quá không, vì một khi đã mất nhân phẩm trí thức- mà chị gọi là bản lĩnh văn hóa, ý thức về đúng-sai và đạo đức công dân- thì những con người đó chỉ còn là những sinh vật kinh tế hoặc chính trị hoặc cả hai trong một! Một bộ phận chấp nhận an phận, hy sinh lý tưởng để cứu lấy gia đình và tương lai con cái trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn của những người còn ít nhiều tự trọng. Một bộ phận trở thành những kẻ tội đồ đang đục nước béo cò, chúng chỉ hoạt động bởi động lực Lợi ích và để đạt được mục tiêu chúng làm mọi chuyện, phản bạn, lừa thầy, thâm chí bán nước, đục khoét nhân dân.

Không chỉ viết giãi bày tư tưởng, Nguyễn Thị Từ Huy những năm qua là một người thầy dấn thân đầy bản năng, một Nhà truyền Đạo. Tư tưởng của chị tỏa sáng qua nhiều trang viết của chị và các học trò của chị. Chị không chỉ muốn dạy cho học trò những kiến thức, chị muốn các em tư duy, nâng niu nuôi dưỡng những mầm xanh trí tuệ, truyền cho những học trò mình những niềm tin vào cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ của trí tuệ con người, chị muốn xã hội nhận biết, bảo vệ và sử dụng sức mạnh trí tuệ. Chị viết trong "Thầy - trò. Máu của trò quí giá hơn máu của ta":
"Thầy không chỉ truyền dạy cho trò, mà còn đánh giá được các giá trị của trò. Khi cần thầy sẵn sàng thừa nhận sự vượt trội của trò, giúp trò ý thức được vai trò và các năng lực của mình. Và có những lúc thầy phải hy sinh để bảo vệ trò, nếu điều đó là cần thiết cho tương lai chung của cả cộng đồng." (Nguyễn Thị Từ Huy, Cafehocthuat.blogspot.com, 12/11/2011) 
Ngọn đuốc trí tuệ Nguyễn Thị Từ Huy đang cô đơn, lẻ loi trong màu xám xịt của môi trường trí tuệ Việt Nam hiện tại. Những tia sáng phát ra từ ngọn đuốc ấy- thay vì được phản chiếu, tán xạ, được cộng hưởng, được nhân lên tạo nên sức mạnh thay đổi lớn lao đẩy nhanh nhịp độ phát triển dân tộc- thì nó lại đang như một tiếng vọng lạc điệu, chìm nghỉm trong ngổn ngang hỗn tạp của một thời thời loạn lạc. Những loạn lạc mà chị nhìn thấy thật sâu sắc ở chính sự phủ nhận sức mạnh trí tuệ, sự coi thường những giá trị nhân cách, tư tưởng và sáng tạo cá nhân. Nỗ lực của chị, sẽ không ngoa khi nhắc lại những mong muốn của Phan Chu Trinh về "Đạo đức và luân lý Đông-Tây", là đem những mầm tốt tươi của đạo đức phương tây mà cấy vào cây văn hóa Việt Nam.

Friday, February 10, 2012

Nỗi cô đơn của Nguyễn Thị Từ Huy


Muốn hay không muốn 

Nguyễn Thị Từ Huy


Ở Việt Nam hiện nay, ta thấy không chỉ có nông dân bị bần cùng hóa bởi chính sách ruộng đất bất hợp lý và bởi chế độ cưỡng chế đất đai bất công mà vụ Đoàn Văn Vươn là một ví dụ nổi bật, đang là mối quan tâm chung của dư luận ở thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới này. Cũng không chỉ có công nhân bị bần cùng hóa. Mà cả giới lao động trí óc cũng bị bần cùng hóa.
Trong khi mà trong xã hội hiện thời có những nghề cho phép một số người lao động hưởng lương lên đến cả trăm triệu đồng một tháng, thì lương khởi điểm của giáo viên nói chung chưa đến hai triệu, lương khởi điểm của giảng viên đại học trên hai triệu một chút. Lương của các nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu còn thấp hơn, vì dù sao ngạch giảng dạy còn được cộng thêm một số phần trăm đứng lớp. Với giá cả hiện tại, mức lương đó không thể đảm bảo cho các sinh hoạt tối thiểu hàng ngày của những người lao động trí óc, nhất là ở các thành phố lớn. Một chế độ lương như vậy là một chế độ lương mang tính chất bần cùng hóa. Người lao động trí óc bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Nghịch lý ở đại học (và các trường học nói chung) là sau khi mất nhiều năm học hành, cố gắng để đạt kết quả xuất sắc, người giảng viên được giữ lại trường giảng dạy, thì nỗi lo lắng bận tâm của họ không phải là trau dồi kiến thức, phát triển năng lực chuyên môn, mà là làm gì để sống. Vậy đấy, đi làm rồi, có được một nghề rồi, một nghề được xem là cao quý hẳn hoi, nhưng lại phải khốn khổ loay hoay tìm cách trả lời câu hỏi : « làm gì để sống ? »[1]

Wednesday, February 8, 2012

“Đảng viên hư trước, làng nước hư theo!”- Vũ Tú Nam

Đọc Vũ Tú Nam trên báo Người cao tuổi:
"Khi Đảng còn nhiều uy tín trong xã hội, dân ta đã có câu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Và nhiều thanh niên hăng hái phấn đấu vào Đảng.
Đến nay thì ngược lại, một số người trung thực đã quyết định không vào Đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt Đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo Đảng nữa. Thế là Đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn, thật nguy to!"

Tuesday, February 7, 2012

Cơ chế độc lập nào có thể kiểm soát quyền lực của Đảng?

Trước khi đọc ý kiến của cựu chiến binh, tướng Lê Văn Cương, đọc "From religion to politics: why it matters if we think someone is watching" (Từ tôn giáo tới chính trị: tại sao việc nghĩ có ai đó đang nhìn mình lại quan trọng) về nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học nghiên cứu tâm lý Uc, Mỹ và Anh công bố 6/2011, bạn sẽ thấy con người chỉ biết sợ khi họ bị giám sát, dù đó là con mắt của Chúa, Phật (nếu người ta có đạo), hay của quỷ thần (nếu người ta mê tín), hay vì sợ con mắt tương lai vì thất tâm ác đức thì con cháu về sau ác giả ác báo. 

Mấy mươi năm Duy vật biện chứng, xóa bỏ di tích "dị đoan mê tín", con người ta không sợ Chúa, Phật, Thánh, Thần nữa. Dù nay họ có đi đền chùa thì cũng chỉ để xin cho thỏa lòng tham (cứ vào đền chùa nghe bạn sẽ thấy họ cầu xin gì !), chứ tuyệt nhiên không phải để bình an tâm tính. Đã vậy lại được sống trong môi trường xã hội không có luật pháp (vì có một rừng luật nhưng hành xử luật rừng) thì họ sẽ chẳng thèm sợ ai, ngoài thủ trưởng cấp trên. Khi con người ta đã không có nhân cách, chỉ biết duy nhất cái lợi thì triệu bài học, vạn tấm gương cũng chẳng làm họ đổi được tâm tính. Có thể họ hồi tỉnh nhưng chỉ khi họ đã mất hết quyền lực. 

Vì thế để chính đốn, không chỉ một mình đảng, mà chỉnh đốn cả cái xã hội hỗn loạn hiện tại việc trước hết phải làm là xây dựng một thể chế pháp quyền với tòa án độc lập, để Luật pháp là tối thượng, không ai có thể tự cho mình uy quyền tuyệt đối, cao hơn luật pháp.

Vấn đề tiếp là giám sát quyền lực nhà nước, chứ không chỉ giám sát một mình Đảng cầm quyền. Ai làm được bây giờ, con mắt nào theo dõi được mọi hành vi của kẻ có quyền? "Tai Mắt Nhân Dân"- cụm từ này Đảng hiểu và khai thác triệt để hơn bất cứ tổ chức nào trong suốt hai cuộc chiến tranh. Chỉ có TAI MẮT NHÂN DÂN mới giám sát được quyền lực nhà nước và hoạt động của Đảng cầm quyền. Vậy đó là gì nếu không phải là Dân Chủ! 

Pháp quyền và Dân chủ để xây dựng một Việt Nam hùng cường và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải.

Đọc thêm 29/2/2012, Huỳnh Ngọc Chênh - Giải pháp tốt nhất để chỉnh Đảng

Trần Trung Chánh, chủ xưởng xay xát, ở quê hương Đồng Khởi nhặt được 2 cây vàng đem trả cho người mất

Tấm gương đạo đức của những người lao động chân chính. Nếu có bầu cử tự do, chắc chắn những tấm gương như anh Chánh sẽ được bà con bầu vào quản trị địa phương. Nông thôn mới sẽ nhân ái, tiến bộ và an bình. Đơn giản vậy thôi!

Trả lại vàng cho khổ chủ
Anh Trần Trung Chánh.
Một chiều cuối năm 2011, trong lúc xay lúa cho khách hàng, anh Trần Trung Chánh, chủ nhà máy xay xát, ở ấp Phú Lợi, xã Phú Khánh (Thạnh Phú) phát hiện có một gáo dừa nhỏ ở bàn sàng lúa. Khi mở ra xem, anh thấy bên trong có nhẫn, vòng vàng (được quấn nhiều lớp ny-lông). Vợ chồng anh Chánh ướm hỏi chủ bạn hàng xay lúa nhưng người này không hay biết về số vàng có trong lúa.
Sau đó, biết được số lúa này do bà N. bán cho bạn hàng đem đi xay, anh Chánh liền mời bà N. tới nhà hỏi chuyện. Thì ra, bà N. cất giấu vàng (tổng cộng 2,05 lượng vàng 24k) trong bồ lúa, nhưng lúc đong lúa bán bà lại quên. Anh Chánh mời Công an xã tới chứng kiến và trao trả vàng lại cho khổ chủ. Bà N. nhận lại vàng và xin đền ơn nhưng vợ chồng anh Chánh kiên quyết không nhận.

Ông Đoàn Hoài Phong - Trưởng Công an xã Phú Khánh cho biết, gia đình anh Chánh thường hay giúp đỡ người nghèo và rất nhiệt tình đóng góp hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương.


  • Tin, ảnh: H.ĐỨC



  •  Báo Đồng Khởi, Bến Tre: 2/2/2012
    http://www.baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=24007

    Monday, February 6, 2012

    "Sát thủ mưng mủ/Chủ tịch Văn Hiền"- những tác phẩm văn học dân gian hiện đại về vụ Cống Rộc- Tiên Lãng

    Văn học dân gian là dòng văn học do chính người dân sáng tạo nên. Họ là những người bình dị, không mang danh trong lịch sử văn học. Không để lại tên tuổi nhưng họ để lại những tác phẩm sống mãi với đời vì phản ánh được một cách khách quan hơi thở của thời đại và ước nguyện của quảng đại quần chúng.

    Trong thời đại của internet, thế giới thông tin mạng đã thay thế phần lớn con đường truyền khẩu và các bản chép tay. Thật sự suốt lịch sử loài người, chưa bao giờ văn học dân gian có sức sống mãnh liệt như thời đại internet hôm nay.

    Dài dòng mở đầu vì hôm nay có một nickname MrTonytruong78 đưa bài vè dài hơn 100 câu lên mạng trong phần comments của trang youtube (http://www.youtube.com/all_comments?v=eRmV5IaBT4g). Bài vè thật chân thực về tình hình Tiên Lãng, và chắc chắn nó còn được lưu truyền về sau. Xin đặt tên là Vè Tiên Lãng, và xin giữ nguyên văn của tác giả, blogger này không edit lại, trừ sửa vài lỗi đánh máy!

    Do càng ngày càng có nhiều sáng tác dân gian, nên lưu về đây để đọc lại về sau:
    18/2/2012 nguyencuvinh.wordpress.com
    Ha Cam nói:

    Thân gửi Cu Vinh !
    Từ ngày có trưởng thôn Vinh
    Tin tức ,bài vở đến nhanh kịp thời.
    Người dân chịu đựng quá rồi.
    Chỉ mong có sự đổi đời mà thôi!
    Tiên Lãng đã nổ súng rồi.
    Còn nhiều Tiên Lãng đứng ngồi không yên.
    Muốn cho đất nước tiến lên!!!
    Sâu to phải diệt,sâu em phải trừ.
    Quân pháp bất vị thân sơ.
    Thượng tôn pháp luật bây giờ là đây!
    Nhân dân mong mỏi từng ngày
    Trắng đen,phải trái thẳng ngay rõ ràng
    Để cho lịch sử sang trang,
    Đất nước phát triển,khang trang,mạnh giầu.
    Người dân thoát kiếp khổ đau…


    14/2/2012: anhbasam.wordpress.com

    Nông Dân đã nói


    THƠ TỨ TUYỆT CHO HẢI PHÒNG
    LÊ VĂN HIỀN
    Quan huyện gian tham – mặt giả Hiền
    Thâm thù hiểm ác sống sao yên?
    Bày mưu cướp đất – khôn thua chó
    Thất thế phen này…chắc hóa điên?!
    BÙI THẾ NGHĨA
    Huyện ủy lộng hành – Nghĩa gương vây
    Thật ra nghĩa cũng…giống con cầy
    Cùng băng cướp cạn – bênh nhau đúng
    Thế Nghĩa hay là bất nghĩa đây?
    LÊ VĂN LIÊM
    Anh chẳng hiền từ, em chẳng liêm
    Tưởng rằng số đỏ mãi oai nghiêm
    Ngờ đâu tham quá…nên thâm quá!
    Chết sặc cùng nhau mẻ với riềng
    NGÔ NGỌC KHÁNH
    Làm chánh văn phòng có Khánh loa
    Nịnh thầy bợ đít…kiếm xương – da
    Ngờ đâu thầy cũng…đang ăn mẻ!
    Khánh cụp đuôi im giọng đĩ già
    VŨ HỒNG CHUÂN
    Trưởng ban Tuyên giáo Vũ Hồng Chuân
    Quán triệt Đảng viên…để kiếm phần
    Cướp được đất nhiều sao sực hết?
    Thế nào quan huyện…chẳng chia phân!
    ĐỖ TRUNG THOẠI
    Trung Thoại mà sao thoại chẳng trung?
    Há mồm khoe lỗ…phọt lung tung
    Làm quan thất đức nên vu vạ
    Đổ vấy cho dân tội phá nhà (?)
    ĐỖ HỮU CA
    Giám đốc công an Đỗ Hữu Ca
    Hợm mình lố bịch khó ai qua
    Xua quân truy bức người lương thiện
    Lại cửng mặt mày – viết sách a?
    NGÔ VĂN ANH
    Thẩm phán Ngô Anh – thẩm phám lừa
    Xử tòa tráo trở dối gian chưa?
    Bày mưu kết đảng – quân ăn cướp
    Đớp ngập mồm tham biết mấy vừa?

    Sunday, February 5, 2012

    Tư duy Trần Đăng Khoa ?

    Nhân đọc bài "Nhà thơ Trần Đăng Khoa luận bàn vụ Đoàn Văn Vươn", 
    một mớ lộn xộn suy nghĩ, 
    những trích dẫn kiểu "Bần cùng thì tất biến"(???)*
    hoảng vì  tư duy của thần đồng năm xưa!

    Thần đồng thơ Trần Đăng Khoa là một hiện tượng ám ảnh hầu hết chúng ta, tất cả những ai tuổi thơ yêu những góc sân và những khoảng trời, để rồi khi trưởng thành  cứ phải ngỡ ngàng, trăn trở về thần tượng của mình. Vì lớn lên chẳng thấy Khoa làm thơ, hay đúng là có làm mà bạn đọc chẳng nhớ được bao lăm. Rồi anh nổi đình nổi đám với mấy chuyện "chân dung" kiểu Lê Lựu đi Mỹ đưa tất lên mũi ngửi!

    Gần đây, đọc trên Lê Thiếu Nhơn thấy có "Chân dung Trần Đăng Khoa". viết ngay từ hơn chục năm trước, sau khi Khoa đã cho ra mấy tập chân dung những người khác. Trung Trung Đỉnh, người có điều kiện gần gũi Khoa đã bình thơ Khoa thật hay, và không biết chuyện thật hay sáng tạo mà có cả một lý thuyết, cũng phi thường như các mẩu giai thoại về các nhân vật phi thường trong lịch sử, rằng ngày xưa có một bà mẹ đẻ ra đứa con thần đồng, năm nọ con lên mấy, trát quan trên đòi, thương con...

    Biết Khoa có người anh là Trần Nhuận Minh. Tìm trên mạng, giật mình vì ở Nhuận Minh cũng có một giọng thơ với Đăng Khoa như... bác với chú! Thử đọc hai bài thơ này: