NTT: Vừa đi Hải Dương về, nhận được tin báo “Sài Gòn Tiếp Thị” (1995-2014) cáo phó. Vậy là người ta đã bắt “đi chết đi” một tờ báo hay. Lại nhận được meo của nhà văn Lê Thanh Dũng báo tin buồn: “Thế là SGTT đã “ra đi”. Bị rút giấy phép đồng thời số cuối cùng này bị thu hồi triệt để. Gửi Tạo bài viết của Trần Văn Thuỷ , viết theo đề nghị của toà báo (bài đã gửi đăng và ảnh chụp bài đã đăng). Tuỳ Tạo sử dụng. Rất nhiều bài chia tay, thương tiếc và hẹn gặp lại”. Không rõ là sẽ “gặp lại” ở đâu…
ĐÔI LỜI CHIA SẺ VỚI SGTT
TRẦN VĂN THUỶ
Theo đông đảo độc giả, với ý nghĩa nhân văn và trách nhiệm công dân, SGTT là một tờ báo lớn.
Báo lớn là một tờ báo nhiều người quan tâm, nhiều người đọc, nhiều người cần; chứ tuyệt đối không phải là tờ báo có quyền lực.
Thiển ý của tôi, việc đình bản, đóng cửa (hay “bức tử”) tờ báo này rõ ràng là một bước thụt lùi đáng xấu hổ và gây sự bất bình trong đường hướng hô hào tiến tới một xã hội dân chủ, văn minh.
Vậy ra, việc hô hào dân chủ, văn minh phải chăng là điều “ nói dzậy mà không phải dzậy”, là một trò chơi chữ. Một câu hỏi tự nhiên được đặt ra: “ Còn bao nhiêu điều giả dối, ngụy tạo tràn lan đang thống trị đời sống của con người và xã hội Việt Nam? Các cơ quan hữu trách, những người cầm quyền và giới trí thức liệu có quan tâm thích đáng tới vấn nạn, quốc nạn này?
Quy luật thông thường của Đông – Tây, Kim – Cổ thì cái gì số đông cho là đúng, số đông cho là cần, số đông cho là có ích thì tồn tại. Cái gì số đông cho là thừa, số đông cho là vô bổ, số đông cho là nghịch lý thì nên loại bỏ. Nhưng thời buổi này, ở xứ mình thì hình như ngược lại. Điểm lại bộ mặt và hồn cốt một số tờ báo hiện hữu, tình trạng này phải chăng, chừng mực nào đó, đang là như thế.
Năm 2006 khi cùng gia tộc cụ Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện bộ phim 4 tập “Người Man Di Hiện Đại”, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo lỗi lạc, học giả khai sáng Nguyễn Văn Vĩnh từ đầu thế kỷ trước, chúng tôi, thế hệ hậu sinh mù lòa bỗng vỡ ra, bỗng choáng váng bởi vô vàn những điều khuất tất trong lịch sử, bởi những tấm gương lớn, những tài năng và nhân cách lớn của tri thức, kẻ sĩ trước tình cảnh mất nước và thực trạng dân trí. Những điều đó thật ấn tượng, thật có ích, nhưng không tiện viết ra ở đây.
Tuy nhiên tôi chỉ xin phép lưu ý một điều, chẳng có gì mới, rằng thủa ấy dưới ách thống trị tàn bạo của ngoại bang, kẻ cai trị cũng bịt mồm, bịt miệng những người yêu nước, những sĩ phu có tinh thần phản kháng. Chúng cũng chỉ đau đáu lo toan cho sự yên ổn của guồng máy cai trị. Nhưng, lúc đó chúng ta có báo tư nhân, có NXB tư nhân, có những bài báo mà những kẻ cai trị, cả thực dân lẫn phong kiến phải cúi đầu nể sợ. Có cả hàng chục, hàng trăm những nhà báo lớn mà tên tuổi và những giai thoại bi hùng còn ghi trong sử sách cho đến ngày nay.
Không thể tự lừa dối mình mà không nói ra một tâm trạng có thật, ít nhất là của riêng tôi, rằng, ngày nay “Độc lập- Tự Do- Hạnh phúc” có rồi, có tràn lan trên hàng triệu, hàng tỷ văn bản, đơn từ, kêu oan, thưa kiện… Té ra, ít nhất trên phương tiện ngôn luận và báo chí, người ta lại mơ ước rằng: “ Bao giờ cho đến ngày xưa”…
Tôi chắc chắn một điều rằng nhiều cộng tác viên, nhiều bạn đọc trong và ngoài nước vẫn hâm mộ và kỳ vọng vào những đóng góp của báo chí, của công luận trên bước đường dựng xây xứ sở, dựng xây quê hương, đất nước. Trong những năm tồn tại của mình, SGTT đã có những đóng góp xứng đáng theo hướng đó và thực sự là tờ báo của công chúng.
Cho phép tôi được bày tỏ đôi lời tri ân này bằng viêc kể lại điều tôi hằng tâm niệm, thường nói và gần đây nhất, sáng ngày 18/2 tại nhà khách Bộ Quốc phòng, 33 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, trong buổi ra mắt cuốn “Điệp Viên Hoàn Hảo” của Larry Berman, trước đông đảo các vị chức sắc và độc giả, được phép của ban tổ chức, tôi đã lễ độ có đôi lời, trong đó có đoạn tôi thưa rằng:
“Kính thưa các vị!
Thượng đế sinh ra cho chúng ta mỗi người một cái mồm. Cái mồm ấy có bổn phận phải nói thật những điều mình nghĩ, dù đúng hay sai nhưng nó là của mình. Không có lý do gì cái mồm mà thượng đế ban cho ta lại phải nói những điều dở hơi của kẻ khác muốn…”
Thưa SGTT cùng bằng hữu xa gần,
Không bao lâu nữa SGTT X,Y,Z…hồi sinh, còn tôi qua đời; cho phép tôi được bày tỏ nguyện vọng, khi đó các bạn hãy giúp tôi, bằng cách ghi lại cái câu về thượng đế mà tôi vừa nhắc ở trên lên bia mộ của tôi.
Việc ấy tựa như Lão Phạm Duy, thần tượng của tôi, trên bia mộ sang trọng của Lão, người ta ghi: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời. Người ơi…” cái câu gan ruột ấy Lão viết từ giữa thế kỷ trước. Tất nhiên, tôi không ngu gì mà có ngụ ý hỗn xược ngồi bên cạnh Lão, nhưng chúng tôi và nhiều người con dân nước Việt này “cùng một giuộc” ở chỗ đều có cách riêng, dù xót xa, để bày tỏ lòng yêu nước thiết tha của mình.
Tạm biệt! Chia tay với SGTT, tôi muốn nói lời cảm ơn tình nghĩa và hẹn có ngày gặp lại. Ngày ấy không xa.
• Hà Nội, mùa Đông, tháng 2/2014.
S
S
ReplyDeletehãng eva airline
đặt vé máy bay đi mỹ online
hãng hàng không hàn quốc
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch