Ảnh Hoàng Văn Sắc chụp tháng 7/1968, gần 20 ngày trước khi 10 trong 12 cô TNXP hy sinh Nguồn: http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/vi/tac-gia-tac-pham/Nhiep-anh/Nga-ba-Dong-Loc-nhung-goc-nhin-89/ |
"Lúc bấy giờ cũng vào tháng 7, trời Can Lộc nắng như đổ lửa. Trong 3 ngày ở đây, tôi phải đi thị sát tình hình, quan sát các cô TNXP ngã ba Đồng Lộc làm việc. Họ kéo xe bò, xe cải tiến, hót đất… hằng ngày. Tôi phải tìm hiểu công việc của họ để có chút mường tượng về bức ảnh mình sẽ chụp, để có thể tái hiện chân thực cái hồn, cái không khí làm việc của các cô Thanh niên xung phong tuổi mới đôi mươi nơi tuyến đường ác liệt nhất cả nước.
Sau khi xem xét thực tế, tôi phải tìm thời gian nào địch ít đánh nhất để chụp ảnh các cô. Đó là khoảng 5 giờ chiều. Để có được hình ảnh các cô đầy đủ, tôi đề nghị các cô nên tập trung làm việc gần hố bom. Sống gần các cô, tôi thấy các cô rất lạc quan, đứng làm việc và hát một cách rất say mê, hồn nhiên. Tôi chụp một kiểu trước, là bức các cô đang chở đất. Thấy đẹp, tôi chụp một bức khác lúc các cô đang đào hố bom – chính là bức ảnh “Tiểu đội 10 cô gái TNXP ngã ba Đồng Lộc”. Năm 1969, bức ảnh ấy đoạt giải cuộc thi của Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ. Lúc bấy giờ tôi không nghĩ bức ảnh mình chụp có tới 3 bóng, dưới hố bom là nước, hình các cô in bóng trên mặt nước, rồi mặt trời rọi vào lưng họ in bóng lên mặt đất, lúc in ảnh, tôi thực sự bất ngờ. Chưa bao giờ tôi chụp được bức ảnh nào đặc biệt như thế, bình thường ảnh chỉ có hai bóng mà thôi. Nếu là các máy thông thường, có lẽ tôi không thể chụp được bức ảnh ấy. May sao hôm đó tôi dùng máy vuông Roleiflex 6x6 mới chụp hết được miệng hố bom, chụp xong, các cô vẫn làm việc. Lần ấy tôi chụp được hai bức, cả hai bức đều được đưa lên các trang báo cổ vũ kháng chiến như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Giao thông-Vận tải…
Đến đêm, trên đường đi làm, nói chuyện với chị Tần-tiểu đội trưởng, tôi hỏi:
- Làm việc nơi này có sợ không?
- Sợ chứ. Bất cứ ai đi qua nơi “cửa tử” này cũng phải chạy, không dám đi thong thả. Địch có thể đến bất cứ lúc nào.
- Sợ sao lại làm?
Tần hồn nhiên:
- Thực ra địch đánh ở đây không phải lúc nào bom bỏ cũng trúng
- Nếu trúng thì sao?
- Nếu trúng thì chưa chắc đã chết, có thể bị thương.
Câu chuyện ngắn ngủi ấy làm tôi nhớ mãi, họ vẫn còn quá trẻ, họ quả cảm đến mức giản đơn, chân thật. Tôi biết đây cũng là nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, tất cả họ đều hết mình vì Tổ quốc, không nghĩ đến riêng mình. Tôi đã đi rất nhiều các đơn vị xung phong cả nước ở Trường Sơn, ở Hà Nội, Lạng Sơn… Mỗi nơi Thanh niên xung phong có một vẻ khác nhau. Các cô ở đây nhỏ nhắn, làm việc rất chịu khó, tích cực và hăng hái.
Lúc bấy giờ, anh Linh-đại đội trưởng kể: “Các cô ở đây khi làm việc thì tích cực lắm nhưng khi ở nhà lại rất trẻ con. Lúc mới đến, nhìn thấy các chị ở đội khác hy sinh, đêm nào các cô cũng ôm nhau khóc. Thế nhưng không dám xin về. Tuy sợ nhưng họ luôn có trách nhiệm với công việc. Nhiều hôm vào lúc nửa đêm, đường bị đánh ác liệt, muốn xe cộ qua thì các cô phải mặc áo trắng đứng xếp hàng ra đường để làm dấu hiệu chỉ đường xe đi”.
Chia tay các cô thanh niên xung phong sau 3 ngày gắn bó, tôi cũng không thể ngờ đó là lần cuối cùng tôi được gặp họ. 20 ngày sau, tôi nghe các đồng nghiệp nói chuyện có 10 cô gái TNXP ở Đồng Lộc đã hy sinh, nghe tên tiểu đội 4 - đại đội 552 - tổng đội 55, tôi biết chính là họ. Trong bức ảnh có 12 cô gái, nhưng ngày 24-7 năm ấy, 10 cô trong số họ đã hy sinh, vì vậy tôi lấy tên bức ảnh là “Tiểu đội 10 cô gái thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc”. Bức ảnh những cô gái Đồng Lộc là kỷ vật quý giá nhất mà tôi có được trong suốt thời kỳ phóng viên ảnh trên chiến trường." (Nhiếp ảnh gia Văn Sắc, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/113/113/113/18038/Default.aspx)
Huyết mạch giao thông qua Can Lộc trong chiến tranh, xa xa là Rú Cài (Sạc Sơn). Địa điểm chụp có thể trên đường 15 vùng qua xã Đồng Lộc. (Nguồn: http://ngabadongloc.org.vn/?menu=detail&id=63) |
Chụp từ tỉnh lộ 6, đoạn qua Yên Lộc |
Về bức ảnh các cô gái 1 tuần trước lúc hy sinh: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Văn Sắc: Kỷ niệm về những người con gái Đồng Lộc;
Ngã ba Đồng Lộc - những góc nhìn; Từ Ngã ba Nghèn tới Ngã ba Đồng Lộc; Với anh, Tần không bao giờ chết
Trần Huy Tảo viết về Rú Cài, nguồn canloc.gov.vn: Sạc sơn tứ diện dai công hầu
Vì sao Ngã Ba Đồng lộc trở thành trọng điểm đánh phá của địch? | ||
Gửi ngày 13 tháng 7 năm 2005 | ||
Ngã Ba Đồng Lộc có vị trí rất quan trọng trong mạng lưới giao thông chiến lược Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh, là giao điểm của đường 15 và các đường liên tỉnh.
Từ đây có thể mở rộng ra các hướng, phục vụ tốt cho nhu cầu giao thông vận tải khi các tuyến giao thông ở đông bằng đã bị cắt đứt. Đây cũng là nơi có địa hình phức tạp và hiểm yếu. Toàn bộ khu vực Ngã ba Đồng Lộc nằm trên một khu đồi hẹp, thuộc phạm vi 4 xã: Đồng Lộc, Trung Lộc, Mỹ Lộc và Thượng Lộc của huyện Can Lộc. Địa hình trống trải, một bên là đồi trọc, một bên là ruộng nước sình lầy, mùa khô đường bụi đỏ, mùa mưa nước đọng. Nếu bị địch đánh phá thì khắc phục rất khó khăn.
Đầu tháng 4-1968, địch tập trung đánh phá tuyến đường số I từ cầu Thượng Gia đến Cổ Ngựa thuộc xã Tiến Lộc ( Can Lộc ). Ngày 20-4-1968, đường số I bị cắt đứt tại đây ta chuyển hướng vận tải sang tuyến đường 15 trên vùng rừng núi phía tây của tỉnh . Lúc đó, Ngã ba Đồng Lộc là nơi duy nhất cho con đường vận tải chiến lược đi qua. Nhận rõ vị trí quan trọng của Đồng Lộc, địch tập trung đánh phá ác liệt khu vực này ngay từ đầu. Trong tháng 7 ném bom hạn chế ( từ tháng 4 đến tháng 10-1968), chúng đã đánh vào Ngã ba 1863 lần, ném gần 50.000 quả bom các loại, chưa kể đạn Rốc Két và đạn 20 mm.
Hố bom ở Đồng Lộc
Bình quân mỗi tháng chúng đánh 28 ngày, ngày nhiều nhất là 103 lần bay với trên 800 quả bom các loại. Suốt ngày đêm không lúc nào Đồng Lộc ngớt tiếng bom đạn. Đất đá bị đào đi xới lại nhiều lần, hố bom chồng chất hố bom. Cùng một lúc chúng ném các loại bom đào, bom phá, bom bi, bom nổ chậm, bom từ trường...Ban ngày, chúng tập trung chặn các lối ra vào Ngã ba. Ban đêm, chúng thả pháo sáng, ném bom bi, bắn đạn Rốc Két, đạn 20mm nhằm tiêu diệt các lực lượng cứu đường của ta. Bằng mọi giá chúng biến Ngã Bã này thành điểm chết, “trở về thời kỳ đồ đá”, thành một bãi hoang không bóng người, không một chuyến xe qua. Nhưng chúng đã nhầm.
Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng Lộc trên tuyến giao thông vận tải ở địa phương, Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nghành,các địa phương huy động lực lượng dồn sức cho Đồng Lộc để giải toả điểm chốt, giữ vững mạch máu giao thông. Lực lượng chiến đấu gồm: Trung đoàn pháo cao xạ 210, Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ của tỉnh, một bộ phận của tiểu đoàn 30 công binh quân khu.
Địch phá một thì ta làm mười
háng 5-1965, Ban đảm bảo giao thông tỉnh được thành lập do đồng chí Trần Quang Đạt, nguyên Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBHC tỉnh làm trưởng ban. Khi địch tập trung đánh Đồng Lộc, Ban đảm bảo giao thông tỉnh trực tiếp chỉ đạo giải toả điểm chốt Đồng Lộc. Các tổ quan sát, đếm bom, cắm tiêu, tổ rà phá bom, bộ phận ứng cứu đường cùng với mạng lưới thông tin liên lạc, lực lượng điều hành phương tiện giao thông, giữ gìn trật tự an ninh khu vực Ngã ba Đồng Lộc được hình thành. 7/8 đại đội thuộc Tổng đội TNXP P18 do tỉnh đoàn điều động và nghành GTVT phụ trách gồm các đại đội từ C552 ® C557 được điều về với hơn 1000 người rải rác trên tuyến từ cầu Cơn Bạng đến Khe Giao. Về lực lượng nghành GTVT gồm có: Tổ cơ giới giao thông do Uông Xuân Lý làm tổ trưởng, ½ đại đội chủ lực cầu, ½ đại đội chủ lực giao thông ( trong đó có anh hùng La Thị Tâm ), 3 đội công trình II, II và IV, tổ máy gạt I Cục công trình I.
Quá trình chiến đấu , đảm bảo giao thông vận tải ở Ngã ba Đồng Lộc còn có sự đóng góp rất to lớn của nhân dân và lực lượng dân quân du kích của Đồng Lộc và các xã Quang Lộc, Mỹ Lộc, Thượng Lộc, Xuân Lộc, Trung Lộc, Phú Lộc, Sơn Lộc v.v...Hàng vạn người được huy động ra mặt đường làm nhiệm vụ giải toả giao thông, tiếp tế lương thực, thực phẩm, đạn dược, chăm sóc thương binh. Nhiều gia đình đã nhường nhà, nhường vườn để làm kho, mở đường tránh, đường xế, làm nơi cứu thương. Nhiều gia đình đã sẵn sàng dỡ nhà, đưa ván ra lát đường, chống lầy cho xe qua. Những đoàn xe ra trận
Chỉ trong 5 tháng, chúng ta đã bắn rơi 14 máy bay Mỹ. Trong tháng 7 năm 1968 ta đã phá 1780 quả bom, góp 974.240 ngày công để thông tuyến, làm đường mới từ Khiêm Ích, Truông Kén, Bãi Dịa 6 km. Quân và dân các xã đã góp 185.400 ngày công với 42.620 người phục chiến đấu, đào đắp 95.209 m3 đất đá, vận chuyển 45 m3 gỗ, cung cấp 22.448 cọc tre, 24.000 gánh bổi chống lầy. Tổng quân số toàn bộ mặt trận lúc cao điểm nhất là 16.000 người.
Giờ đây chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã hồi sinh ngay trên “ toạ độ chết” năm xưa. Tuy vậy, chiến thắng Đồng Lộc vẫn còn vang vọng mãi đến mai sau. Hình ảnh Đồng Lộc quật khởi vươn lên vẫn còn ghi đậm trong tâm khảm của người dân Hà Tĩnh và là niềm tự hào của nhân dân cả nước, nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc mãi mãi là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. |
Một sự thay đổi không hề nhẹ. Chúng ta có thể cảm nhận được sự tàn khốc của chiến tranh gây ra.
ReplyDeleteLinh Cường – Nhân viên Marketing
-------------------------------------------------------------------
• Xem chi tiết về Các cách để tìm một nhiếp ảnh gia phù hợp
• Hoặc Cac cach de tim mot nhiep anh gia phu hop