Trang

Thursday, October 31, 2013

ĐBQH Dương Trung Quốc: “Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là Vinacho, và bên cạnh là Vinachia. Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút tài sản của nhà nước”

Đọc Vietnamnet 31/10: Vinashin hay 'Vinachia' thỏa hiệp đen bòn rút tài sản
"“Một người không có chức quyền hay là ở những doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là ăn cắp thôi, chứ họ không thể tham ô tài sản nhà nước. "
"Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là "Vinacho", và bên cạnh là "Vinachia". Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước...Tôi cho đó chính là con bạch tuộc xuất hiện trong xã hội hiện đại."

Tuesday, October 29, 2013

Sunday, October 27, 2013

TỄU - BLOG: THẾ LÀ XONG MIỄN BÀN! THẾ LÀ XONG, MIỄN BÀN ?

TỄU - BLOG: THẾ LÀ XONG MIỄN BÀN! THẾ LÀ XONG, MIỄN BÀN ?:

"Chúng tôi nghĩ Quốc hội nên nhìn thẳng vào sự thật, từ những nan đề của đất nước, phóng tầm mắt xem nhân loại họ đang làm gì để chiếu vào con người, góc phố, con đường ổ gà của Việt Nam mà hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp. Muốn vậy phải dân chủ trong Quốc hội, từng đại biểu cần chiêm nghiệm, tự vấn về vai trò và trách nhiệm của mình đối với cử tri cả nước.
 
Nguy cơ vỡ trận tài chính đã được cảnh báo nhưng trên diễn đàn Quốc hội và thảo luận ở tổ chưa thấy ai mạnh dạn phân tích “mổ xẻ” về con số cụ thể chi tiêu cho 4 hệ thống Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các tổ chức đoàn thể xã hội. Trong đó chi cho bộ máy “song trùng” của Đảng là rất tốn kém. Rõ ràng chi tiêu cho bộ máy của Đảng là một con số cần được minh bạch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung. Con số đó phải chẳng thuộc phạm trù bí mật quốc gia? Xã hội phải chi một khoản kinh phí khổng lồ và kém hiệu quả để nuôi một bộ máy “song trùng” khiến kinh tế thì kém cạnh tranh, xã hội thì chẳng khác gì thời trung cổ khi dân phải è cổ nuôi cả Vua và nhà thờ.  Minh bạch các khoản chi này và Dân phải có quyền giám sát nó chứ không phải chỉ có Đảng chỉ định Quốc hội làm viêc này."
 
....

"Người dân tự hỏi lãnh đạo mà chỉ biết đi giáo huấn hỏi lại "Trồng cây gì,  nuôi con gì" hay tối ngày sợ Đảng suy thoái mà không biết làm cái gì cho Đảng theo kịp thời đại? hoặc tối ngày rên rỉ, la hét mị dân. Nhưng vượt qua mọi lo âu là Đảng phải vượt lên chính mình, vượt khỏi cái bóng của anh “bạn vàng”  bành trướng phương Bắc và những giáo điều của những học thuyết không còn phù hợp, cản trở con đường phát triển của đất nước, làm cho dân tộc tụt hậu. Chỉ có qua cuộc lột xác ấy thì tài năng mới phát lộ, tài năng mới làm nên sự nghiệp và đất nước mới ra khỏi  trầm luân!
 
Sửa Hiến pháp và Luật đất đai, thế là xong , miễn bàn! Chỉ có thể an ủi những cuộc bàn thảo vừa qua suy cho cùng không phải tất cả chỉ vô tích sự vì dân gian được động não học hỏi, dân gian nhận diện được năng lực, và dân gian không thể đặt bất cứ hy vọng nào vào những cái đầu mang nặng ý thức hệ, bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tầm nhìn chỉ loanh quanh nơi  “chân ghế” của mình."
 

Monday, October 21, 2013

Dư âm sau tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 1994
Ảnh: 
Catherine Karnow,
vnexpress.net, 7/10/13

"Lòng dân
Không cần công văn
Không cần chỉ thị
Dòng người lặng lẽ đi
Về phía ngôi nhà Đại tướng
Thắp cho ông một nén hương trầm
Không cần tượng đài bằng đá
Không cần tượng đài bằng đồng
Lòng dân đã đúc tượng ông rồi!"
(VŨ ĐẢM)
Đọc Nick Turse, The New York Times, 9/10/13: "For America, Life Was Cheap in Vietnam"
"OBITUARIES of Vo Nguyen Giap, the Vietnamese general who helped drive the American military from his country, noted, as The New York Times put it, that “his critics said that his victories had been rooted in a profligate disregard for the lives of his soldiers.”
"The implication is that the United States lost the war in Vietnam because General Giap thought nothing of sending unconscionable numbers of Vietnamese to their deaths. 
Yet America’s defeat was probably ordained, just as much, by the Vietnamese casualties we caused, not just in military cross-fire, but as a direct result of our policy and tactics. While nearly 60,000 American troops died, some two million Vietnamese civilians were killed, and millions more were wounded and displaced, during America’s involvement in Vietnam, researchers and government sources have estimated."
.... "Westmoreland was largely successful in keeping much of the evidence of atrocities from the American public while serving as Army Chief of Staff. A task force, known as the Vietnam War Crimes Working Group, operating out of his Pentagon office, secretly assembled many thousands of pages of investigative files about American atrocities, which I discovered in the National Archives. 
Despite revelations about the massacre at My Lai, the United States government was able to suppress the true scale of noncombatant casualties and to imply that those deaths that did occur were inadvertent and unavoidable. This left the American public with a counterfeit history of the conflict. 
Without a true account of our past military misdeeds, Americans have been unprepared to fully understand what has happened in Afghanistan, Pakistan, Yemen and elsewhere, where attacks on suspected terrorists have killed unknown numbers of innocent people. As in Vietnam, officials have effectively prevented the public from assessing this civilian toll. 
We need to abandon our double standards when it comes to human life. It is worth noting the atrocious toll born of an enemy general’s decisions. But, at the very least, equal time ought to be given to the tremendous toll borne by civilians as a result of America’s wars, past and present. 
Nick Turse is a historian and journalist and the author of “Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam.”
Đọc đánh giá khách quan của Roger Mitton, The Phnom Penh Post, 21/10/13: "Vietnam’s last real hero"
Đọc Nguyễn Lễ, BBC Vietnamese, 20/10/13: "Tang lễ của lòng dân"; Đinh Tấn Lực "Ký Tên Vào Lịch Sử"
Đọc Lady Borton, "PHÁT HIỆN TẤM DANH THIẾP CỦA TƯỚNG GIÁP TẠI NHÀ LƯU TRỮ Ở MỸ"
Tư liệu ảnh "Chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhạc sĩ Văn Cao"; "Ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân đội"; Đại tướng Võ Nguyên Giáp và kỷ niệm ở khu di tích Hỏa Lò

Những trăn trở Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lại chúng ta

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những ước nguyện không thành (ý kiến của Con hùm xám đường số 4, trung tá Đặng Văn Việt)

Đọc: André Menras- Hồ Cương Quyết: Không, tội thân ông, người đã chẳng ra đi thanh thản…

Những dấu ấn của tướng Giáp trên bàn đàm phán (Kỳ 1)Những dấu ấn của tướng Giáp trên bàn đàm phán (Kỳ 2)


"Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng!"- Các nhà sử học hay các nhà tuyên huấn-văn hóa- tư tưởng phải chịu trách nhiệm việc này???


"Đại tướng không được nhắc trong SGK 
Tìm hiểu của Thanh Niên Online cho thấy, cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 
Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp. 
“Ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… Nhưng chưa có bài nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Nguyễn Thị Hào, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết. 
Bà Nguyễn Ái Hằng - nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng. Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Học sinh nói gì?
“Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông. Em mong là SGK có thêm bài học về Đại tướng, để tất cả học sinh chúng em đều được học, đều được biết”(Nguyễn Quang Mẫn, học sinh lớp 12A1, Trường THCS, THPT Phạm Ngũ Lão, TP.HCM)
Mười năm học phổ thông, thật tình em chỉ nghe tên Đại tướng chứ chưa hề xem, học, hay được kể. Lấy chuyện từ cá nhân em để thấy rằng, học sinh chúng em thật sự đang thiếu một bài học về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Nguyễn Thị Tú, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM)
“Năm em học lớp 6, trong một bữa cơm, em nghe ba kể về tài chỉ đạo quân sự của Đại tướng. Nhưng qua lời kể của ba, em nhớ nhiều điều về Đại tướng trong đó có sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ. Cũng từ đó, em nhớ luôn chi tiết trận đánh, quân ta giành đồi A1 như thế nào, kéo pháo đánh trận ra sao… Em cũng hơi khó hiểu là từ trước giờ, chưa có thầy cô nào nói gì về Đại tướng cho chúng em nghe. (Mai Thy, lớp 10A1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM)
 Đọc Người Lao Động 21/10/13: "Không mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là điều đáng tiếc"
Nhiều đại biểu Quốc hội bất ngờ khi khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng nay 21-10 không có 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng có công lao và đóng góp lớn cho đất nước và nhân dân vừa từ trần."

Ông GS Đinh Xuân Lâm là người chủ biên sách GK Lịch sử hiện đang sử dụng? Đọc: Hình ảnh Đại tướng sẽ đậm nét trong SGK sau 2015

Ý kiến xác đáng của ô. Dương Trung Quốc: Phải thay đổi nhận thức lịch sử (Petrotimes, 24/10/2013)

Xin chúc mừng chị Ba Sương: "Bà Ba Sương trở lại thương trường"

Update 11/11/2013: Bà Trần Ngọc Sương từ chức Chủ tịch HĐQT Sohafood
Vì sao bà Trần Ngọc Sương kêu cứu Bộ Công an?
Đọc "Bà Ba Sương trở lại thương trường"
vài bài liên quan vụ án chị Ba Sương trên Tuổi Trẻ!

"Đầu tháng 8-2013, bà Ba Sương nhận được tin Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Sông Hậu - nơi bà và cha ruột của mình là ông Trần Ngọc Hoằng gầy dựng - gặp khó khăn, chủ tịch HĐQT cũ làm đơn xin từ nhiệm... Biết bà là người có kinh nghiệm, các thành viên HĐQT Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Sông Hậu đề cử bà về hỗ trợ, tái cấu trúc công ty với vai trò là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm quyền giám đốc. Hay chuyện bà được mời về tham gia điều hành công ty này sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn, mọi người trong gia đình ai nấy đều khuyên: “Cô Ba đã lớn tuổi rồi, nghỉ ngơi cho khỏe, đừng về đâm đầu vào chỗ khó khăn mà đổ bệnh”. Thế nhưng, bà vẫn có quyết định cho riêng mình. “Công ty này là do cha tôi và tôi lập ra nuôi sống nó từ nhiều năm qua, bây giờ gặp khó khăn, các anh em trong HĐQT ngỏ lời mà mình cũng buông xuôi luôn thì không đành. Cứu công ty cũng chính là cứu bà con nông dân nên tôi quyết định tạm dừng việc kinh doanh ở TP.HCM về Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Sông Hậu” - bà Sương kể.
"Vướng mắc lớn nhất hiện nay công ty cần tháo gỡ là phải trả khoản nợ tiền bán cá của dân. Công ty đã cố gắng giải phóng lượng hàng tồn kho để trả bớt một phần cho dân, nhưng muốn giải quyết dứt khoản nợ này buộc phải có sự hỗ trợ của ngân hàng. “Nếu được các ngân hàng và nhà đầu tư hỗ trợ, công ty sẽ giải quyết hết nợ cho dân trong năm nay, mong bà con chia sẻ để tôi lo. Bằng kinh nghiệm thực tiễn quản lý của mình trước đây và hiện nay, tôi sẽ quyết tâm tìm cách vực dậy công ty. Đây là tâm huyết của tôi và cũng là thực hiện di nguyện của cha tôi khi còn sống, không để công ty phá sản. Khi công ty đi vào ổn định trở lại, tôi sẽ tìm anh em trẻ tuổi hơn giao lại để anh em điều hành kinh doanh” - bà Sương nói."
Update 5/11/13: Bà Ba Sương gửi đơn cầu cứu Bộ Công an

Tuesday, October 1, 2013

viet-studies- Tống Văn Công gửi Hội nghị Trung ương 8: ĐẤT NƯỚC ĐÒI HỎI PHẢI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ!


"Đổi mới kinh tế mở ra một nửa cánh cửa của xã hội dân sự. Tuy nhiên các quyền tự do về tinh thần, tự do hội họp, lập hội, biểu tình, tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí, tự do sáng tạo nghệ thuật… vẫn chưa được thực hiện theo các giá trị phổ quát của nhân loại đã được ghi nhận trong các Công ước của Liên Hiệp Quốc và đã được Nhà nước Việt Nam cam kết gia nhập. Nhiều cán bộ cao cấp vẫn còn ngộ nhận: Cho rằng nước ta đã có hàng trăm hội đoàn cớ sao cứ bảo chưa có tự do hội họp và lập hội? Đã có hơn 700 tờ báo, tỉnh nào cũng có đài phát thanh, truyền hình cớ sao cứ kêu không có tự do báo chí, tự do ngôn luận? Xin các vị đọc lại ý kiến của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề này. Trong “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” do Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Versaille tháng 1-1919 có 8 điều, điều 3 là: “Tự do báo chí và tự do ngôn luận”; Điều 4 là “Tự do lập hội và hội họp”. Trong quyển “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Nguyễn Ái Quốc viết những năm 1921-1926 có đoạn: “Mãi tới bây giờ chưa có một người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo nào cả. Tôi gọi tờ báo tức là một tờ báo về chính trị, về kinh tế, hay văn học như đã thấy ở châu Âu và các nước châu Á khác, chứ không phải một tờ báo do chính quyền lập ra” (Hồ Chủ tịch với báo chí, Hội nhà báo TP HCM, 1980, trang 9). Như vậy, khi nói về các quyền tự do, Hồ Chí Minh cho rằng đó phải là tự do của mỗi con người. Đến năm 1938, báo Dân chúng của Đảng cộng sản xuất bản không xin phép và được nhà nước thực dân Pháp chấp nhận. Trong chế độ thuộc địa hà khắc, xã hội dân sự Việt Nam vẫn len lỏi nảy nở. Từ năm 1920 đã có công hội của Tôn Đức Thắng. Từ năm 1930 đã có các Đảng chính trị như Quốc dân Đảng, Đảng cộng sản Việt Nam và các hội đoàn như Hội Ái hữu, Hướng đạo; từ năm 1934 có Tự lực văn đoàn một hội đoàn hiện đại tạo ảnh hưởng rất lớn lao về văn học và xã hội; 1937 có Hội truyền bá quốc ngữ… Trừ hai đảng chính trị, các hội đoàn đều công khai hoạt động. Chẳng lẽ nhà nước Việt Nam cảnh giác đối với nhân dân đã trải qua 68 năm làm cách mạng của mình hơn cả bọn thực dân Pháp! Chúng ta hãy nhìn ra thế giới văn minh, nhìn gần hơn là các nước quanh vùng để thương cho dân mình và mau chóng thực hiện các quyền tự do đã bị treo suốt 68 năm.
Xã hội dân sự bao trùm tất cả các mặt của đời sống xã hội cho nên nó vô cùng quan trọng. Thời đại toàn cầu hóa cho thấy con đường văn minh của nhân loại có những điểm chung giống nhau trong sự vận dụng các giá trị phổ quát, hình thành mô hình xã hội tiến bộ, phát triển, gồm có “ bộ ba” không thể thiếu một, đó là: xã hội dân sự, kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền.
 "