Trang

Tuesday, May 29, 2012

Nguyên lãnh đạo Vụ Tiểu học và giảng viên ĐH Sư phạm viết ngọng thì trách sao nền giáo dục không trì trệ bảo thủ kém chất lượng

Nguồn Bee.net.vn, 29/5/2011
Mới ít ngày qua mô hình trường Thực nghiệm nóng bỏng trang đầu hầu hết các tờ báo vì sự kiện phụ huynh (tương lai) chen nhau xô đổ cổng trường, mong được nộp đơn xin học cho con cháu.

Dư luận cũng được biết thêm Mô hình Thực nghiệm ấy đã bị "bức tử" ra sao khi Bộ GDĐT vay tiền quốc tế thực hiện dự án CT-2000 mà dấu ấn dễ nhớ là thay đổi sách học vần lớp 1 bắt đầu từ a, b, c... thành e, l,...Và sau đó ra luật chỉ sử dụng 1 bộ sách giáo khoa trên toàn quốc! Để phản đối việc đưa CT-2000 vào sử dụng, TS Nguyễn Kế Hào, vụ trưởng Vụ Tiểu học đã từ chức.

Bà Đặng thị Lanh nguyên là giảng viên ĐH Sư phạm Hà nội (ĐHSP 1), nguyên là vụ phó Vụ Tiểu học thời đó. Bà Lanh này có tham gia dự án CT-2000 không, vai trò đến đâu? Hai hôm nay Báo điện tử Kiến thức đưa ra việc bà Lanh, nay đã nghỉ hưu, viết cuốn tập viết cho học trò lớp 1 mà ngọng líu ngọng lô. Thật không thể bình gì hơn về cơ chế/quy trình đề bạt đưa những người như thế này lên làm lãnh đạo ở những vị trí ảnh hưởng đến bao thế hệ trẻ nước nhà.

Đọc Báo điện tử Kiến thức:
Những sai sót khó tin trong “Vở luyện tập Tiếng Việt 1” 
Tác giả cuốn "cây lêu" nguyên là Vụ phó thuộc Bộ GDĐT?
Đọc chuyện TS Nguyễn Kế Hào từ chức: (nguồn: http://home.scarlet.be/lngu1008/myktt16.html)

Bổ sung 30/5/2012: Té ra bà Lanh là tác giả chính của CT-2000 (vụ này xài hết ~21 tỷ thời giá năm 2000) và là tác giả chính của một đống sách lớp 1, hèn chi hơn 10 năm nay chính tả nước nhà hỗn loạn! Đọc:
Trao đổi về cách ghép vần trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1
Sách Tiếng Việt lớp 1 ý kiến từ nhiều phía
Cả nước một bộ sách, không thể tránh từ khó
ĐÂU LÀ CƠ  SỞ   LÝ LUẬN CỦA CUỐN  SÁCH GIÁO KHOA "TIẾNG VIỆT LỚP 1 TẬP 1" ?


1/6/2012: Bà Lanh chối quanh: "Tác giả vở 'cây lêu': ‘Tôi sai sót nhưng tôi đúng’"


Hồ sơ một vụ từ chức

P.V ghi - Lao Động số 70 Ngày 06.04.2001

Xung quanh quan điểm khác nhau về chương trình và sách giáo khoa tiểu học - Hồ sơ một vụ từ chức
* Sự kiện từ chức của ông Nguyễn Kế Hào là giọt nước làm tràn ly.
Sự kiện ông Nguyễn Kế Hào -Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - xin từ chức đã gây xôn xao dư luận. Lý do được ông Hào đưa ra trong đơn gửi Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đề ngày 26.3 như sau:  - Về chương trình và sách giáo khoa tiểu học năm 2000, chúng tôi đã nhiều lần phát biểu bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, nhưng tất cả những ý kiến của chúng tôi đều bị bỏ qua, gần đây nhất là ý kiến của Vụ Tiểu học gửi Bộ trưởng và Thứ trưởng Lê Vũ Hùng ngày 19.2.2001(...) -Thấy trước sự thất bại nặng nề của chương trình và sách giáo khoa mới biên soạn được đưa triển khai đại trà theo kiểu cuốn chiếu bắt đầu từ năm học 2002-2003.... Phía sau sự im lặng của Bộ GD-ĐT là gì? Vì sao ông Nguyễn Kế Hào, một vụ trưởng được Bộ GD-ĐT bổ nhiệm đã gần 7 năm lại đột ngột xin từ chức? Để đảm bảo tính khách quan, trong số này, báo Lao Động xin chuyển tới bạn đọc kiến nghị của Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT.
Phía sau sự im lặng (*)
(Trích kiến nghị của Vụ Tiểu học gửi Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển và Thứ trưởng Lê Vũ Hùng)
Kính thưa Bộ trưởng và Thứ trưởng,
Hiện nay, nền giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục tiểu học, đang đứng trước vận hội mới và cũng đang đứng trước thử thách lớn, nếu không biết xử lý thoả đáng, đúng đắn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Vụ Tiểu học xin đề xuất một số ý kiến sau:
1- Chương trình và sách giáo khoa (CT-SGK) tiểu học hiện hành cần được giữ ổn định một số năm (đến 2004), bởi lẽ: SGK tiểu học đã được đa dạng hoá, được điều chỉnh và hoàn thiện trong thập niên 80 và 90. Chính vì vậy, trẻ em trong những điều kiện còn khác nhau nhiều đều có thể đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH). Từ năm học 1995-1996, Bộ đã ban hành văn bản Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng các môn ở bậc tiểu học, đây có thể coi là chuẩn chung của 4 CT- SGK hiện hành. - Cho đến năm 1998 mới có đủ SGK 9 môn  cho các lớp của bậc tiểu học. Tháng 6.2000 đã có quyết định của Bộ trưởng quy định giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh tiểu học (từ 15-20%); việc giảm tải cũng là một đợt điều chỉnh và hoàn thiện SGK; SGK giảm tải được sử dụng trên phạm vi cả nước từ năm học 2000-2001. - Đến tháng 7.2000, nước ta mới đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH-chống mù chữ, tuy nhiên ở nhiều nơi, kết quả đó chưa thật vững chắc, cần giữ ổn định để củng cố cho vững chắc hơn. - CT- SGK tiểu học chưa bộc lộ những điểm lỗi thời, lạc hậu, đòi hỏi phải thay đổi ngay mà cần được giữ ổn định một số năm, vì nó đang phát huy được tác dụng.
Trong số 340.000 giáo viên tiểu học, còn 20% chưa đạt chuẩn đào tạo tối thiểu. Số đã đạt chuẩn cũng còn nhiều giáo viên trình độ chưa vững vàng. Hầu hết giáo viên tiểu học hiện nay mới bắt đầu quen và sử dụng ngày càng có kết quả tốt hơn CT- SGK hiện hành, chất lượng giáo dục tiểu học ở tất cả các tỉnh đang được cải thiện hơn. - Cơ sở vật chất- thiết bị của đa số các trường tiểu học còn nghèo nàn, thiếu thốn; bộ máy quản lý tiểu học và việc phân cấp quản lý giáo dục chưa rõ ràng, chưa bài bản, kém hiệu lực nên trước bất cứ một thay đổi cơ bản nào trong giáo dục cũng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng,nếu làm vội vàng thì cả giáo viên và cán bộ quản lý bậc học đều khó có thể thực hiện được. Trước  tình hình như vậy, Vụ Tiểu học ý thức sâu sắc và tha thiết đề nghị cấp trên chưa nên vội vã tiến hành thay CT- SGK tiểu học.
CT- SGK 2000 đã và đang được xây dựng trong khuôn khổ một dự án, sức mạnh của nó là Tiền+ Quyền lực và theo cơ chế Dự án. CT- SGK mới này theo những gì mà Vụ Tiểu học được biết thì còn rất nhiều  vấn đề chưa sáng tỏ, chưa rõ ràng, mạch lạc, kể cả trong nhận thức của chính tác giả và SGK. Theo đánh giá của Vụ thì CT-SGK mới xây dựng được làm theo cách chủ quan, tuỳ tiện, chưa thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của CT - SGK mới cần đảm nhận, đó là sứ mệnh thay thế CT-SGK lạc hậu hơn. Chính vì vậy, Vụ Tiểu học xin đề xuất như sau:
- Xem xét, đánh giá về mục tiêu, kế hoạch giáo dục, CT-SGK tiểu học hiện hành...-Trong những năm trước mắt, cần tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và xây dựng cơ sở vật chất thiết bị trường tiểu học để có thể sẵn sàng tiếp nhận CT-SGK mới.
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về Mục tiêu, kế hoạch giáo dục tiểu học thay cho văn bản hiện áp dụng được ban hành từ năm 1994. - Xây dựng CT theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mới, căn cứ vào đó mà viết SGK , đưa thử nghiệm để tiến tới hoàn thiện và phải đổi mới đào tạo sư phạm, tập huấn cán bộ giáo viên rồi mới đưa ra sử dụng đại trà. Những việc này không thể làm trong 1-2 năm mà cần nhiều thời gian hơn (khoảng 3-4 năm). Về CT-SGK năm 2000..., nếu đưa ra theo lịch trình đã công bố sẽ gây lộn xộn, làm mất ổn định và thất bại là đã thấy rõ, sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn cuộc cải cách giáo dục được triển khai từ năm 1981...
Vụ Tiểu học tha thiết đề nghị và kính mong Bộ trưởng và Thứ trưởng xem xét thận trọng và có quyết định sáng suốt.
(*) Đầu  đề do Toà soạn đặt.
Vài nét về ông Nguyễn Kế Hào
- Sinh năm 1942 tại Như Thụy, Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
- Là giáo viên cấp 2 tại Vĩnh Phúc từ 9.1961 đến 8.1968 (trong đó có 2 năm làm Phó Hiệu trưởng tại trường: 1967-1968).
- Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Lomonosov khoá 1968-1973,  khoa Tâm lý học. Bảo vệ thành công luận án PTS về giáo dục năm 1982 và luận án tiến sĩ về tiểu học năm 1986 tại Viện Hàn lâm Khoa học giáo dục Liên Xô.
- Đã từng công tác tại Viện Khoa học giáo dục, Trung tâm Thực nghiệm giáo dục phổ thông, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ giáo dục và từ năm 1994 đến nay là Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD-ĐT)
Sự kiện từ chức của ông Nguyễn Kế Hào là giọt  nước làm tràn ly
Bà Phạm Thái Nghi, vợ ông Nguyễn Kế Hào (hiện là cán bộ giảng dạy bộ môn Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm HN) nói: Cách đây vài tháng, có lần anh nói với tôi rằng anh vừa dự một cuộc họp. Anh đã nói với anh Hiển (Bộ trưởng): Nếu cứ tiếp tục triển khai chương trình tiểu học mới theo đà này, đến hè, tôi sẽ xin từ chức. Anh cho rằng chương trình này còn quá nhiều vấn đề và phải làm lại.  Cũng trong cuộc họp đó, cả Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục cũng tỏ ra rất lo lắng, sợ không in kịp sách để triển khai theo kế hoạch. Nhưng lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã trả lời dứt khoát: Nếu không thành công thì cả anh Hiển (Bộ trưởng), anh Hùng, anh Vọng (Thứ trưởng) đều sẽ xin từ chức. Nhưng anh Hào cho rằng, hậu quả của chương trình sẽ không thấy ngay trong một vài năm, vì thế, các anh ấy sẽ không có cơ hội để từ chức....
Bẵng đi một tuần sau, một buổi chiều, anh trở về nhà trong tâm trạng mệt mỏi. Anh nói với tôi: Tuần sau anh sẽ xin từ chức!.  Một tuần sau không thấy anh nhắc lại chuyện đó. Rồi anh trở về sau chuyến công tác miền Nam. Chiều hôm sau, anh nói với tôi: Hôm nay anh nhẹ nhõm quá! Anh đã đưa đơn rồi... Tôi hỏi: Thế họ trả lời sao?. Anh trả lời: Im lặng!.
Tôi biết anh rất buồn vì hầu hết những ý kiến đóng góp của anh và của Vụ Tiểu học về chương trình tiểu học 2000 đều không được ghi nhận. Tôi biết, quyết định như vậy anh cũng day  dứt lắm. Gần đây, tôi nhận thấy nhiều đêm anh thức trắng... Anh an ủi tôi: Có từ chức, anh mới có thể phát biểu được. Mới nói hết được những điều mình biết, mình suy nghĩ....


Đọc thêm về 1 ý kiến đóng góp đúng đắn của GS Ngô Vĩnh Long cho nền GD nươc nhà từ 2001 mà hơn 10 năm qua đất nước ta vẫn chưa thực hiện 


Bàn về 4 biện pháp trọng tâm

GS Ngô Vĩnh Long (ĐH Maine, Mỹ) - Lao Động số 69 Ngày 05.04.2001
Nên xoá bỏ các cuộc thi tốt nghiệp
Vấn đề then chốt trong giáo dục là kiểm soát đầu ra. Trước hết là phải kiểm soát đầu ra ở trung học cho tốt, và sau đó nên xoá bỏ việc thi tuyển đầu vào ĐH. Nếu muốn giảm áp lực thì nên khuyến khích việc mở rộng hệ thống ĐH dân lập. Nhưng nhất thiết không nên kết hợp thi cử với các chính sách phân luồng. Tuổi 18, 20 là tuổi còn quá trẻ để có thể biết ngành nào và nghề nào sẽ thích hợp. Phải để cho người học tự chọn trường, chọn môn học và phải cho họ có cơ hội thay đổi môn học bất cứ lúc nào. Còn việc tuyển chọn sinh viên thì nên để cho từng trường và từng khoa quyết định bằng cách duyệt xét hồ sơ của sinh viên và, nếu có thể, phỏng vấn từng người. Và vấn đề kiểm soát đầu ra ở ĐH cũng nên để cho từng ĐH, từng khoa, từng giáo viên chịu trách nhiệm qua các hình thức kiểm tra ít nhất là vài ba lần trong mỗi lớp trong mỗi học kỳ. Chế độ thi sau khi học hết môn học và thi tốt nghiệp ĐH như hiện nay chỉ kéo dài tình trạng học nhồi nhét, học vẹt, quay cóp, học chỉ để thi. Vả lại, hiện nay có vấn đề phi lý là học hơn 40 môn học ở cấp cử nhân nhưng khi thi tốt nghiệp chỉ có vài môn. Việc này có nghĩa là các môn không phải thi tốt nghiệp thì chỉ cần học qua loa để lấy điểm. Học như thế thì không thể nào có kỹ năng tốt và kiến thức rộng được. Nên xoá bỏ các cuộc thi tốt nghiệp càng sớm càng tốt. Nếu muốn sinh viên chứng minh khả năng trước khi tốt nghiệp thì có thể đòi hỏi họ viết luận văn hay làm đồ án tốt nghiệp.
Làm gì để nâng chất đội ngũ giáo viên ?
Giải pháp trọng tâm thứ 3 của Bộ GD-ĐT là: Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng những đổi mới trong GD-ĐT. Chỉ tiêu của Bộ là: Tăng tỉ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ lên 32% vào năm 2005, 45% vào năm 2010, có trình độ tiến sĩ lên 20% vào năm 2005, 25% vào năm 2010. Để làm được việc này, Bộ đề nghị: Thu hút sinh viên tốt nghiệp giỏi các trường đại học, cao đẳng gia nhập đội ngũ giảng viên. Ưu tiên gửi giảng viên đại học, cao đẳng đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nhiều nguồn kinh phí. Thu hút cán bộ khoa học trình độ cao của các viện nghiên cứu trong nước và các nhà khoa học VN ở nước ngoài tham gia giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ.
Làm thế nào để thu hút sinh viên tốt nghiệp giỏi và các cán bộ khoa học có trình độ cao của các viện nghiên cứu trong nước v.v... thì không thấy Bộ đề cập đến. Về việc gửi giảng viên đại học, cao đẳng ra nước ngoài đào tạo và bồi dưỡng thì dự tính sẽ dùng 1.367 tỉ đồng của ngân sách nhà nước đến năm 2005. Chi phí để gửi một người đi sang Châu Ấu hay sang Mỹ để học trung bình ít nhất là 30.000USD một năm. Số tiền 1.367 tỉ đồng sẽ gửi được 30 người đi học một năm. So với dự báo là đến năm 2005 sẽ có khoảng 58.000 giáo viên đại học và cao đẳng, thì đây là một tỉ lệ quá nhỏ.
Vì thế, tôi nghĩ rằng ưu tiên phải là đào tạo và bồi dưỡng giảng viên ở trong nước chứ không phải ở nước ngoài. Có thể vận động và sử dụng các giáo sư giỏi trong nước nhưng đã về hưu, các học giả người Việt ở nước ngoài, và các học giả ngoại quốc tham gia đào tạo và giảng dạy.
Nhưng ngoài việc có những biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng lực lượng giáo viên trong nước, cần có những chính sách cải thiện đời sống của họ để họ có thể để ra 40 đến 50 tiếng đồng hồ mỗi tuần cho việc giảng dạy và tham gia các công tác giáo dục và đào tạo khác mà khỏi phải chạy lăn chạy lóc để dạy thêm kiếm tiền. Tuy nhiên, để thể hiện việc Đảng và Nhà nước xem GD là quốc sách hàng đầu thì nên tăng kinh phí cho GD&ĐT ít nhất là ngang hàng với khu vực, tức là khoảng 23-25% ngân sách nhà nước thay vì chỉ có 15% như hiện nay. Và những kinh phí từ ngân sách nhà nước trước hết là phải dùng để bồi dưỡng và cải thiện đời sống giáo viên các cấp. Nếu không thì không thể cải thiện nền GDVN được.

No comments:

Post a Comment